Công chúa lột xác - Câu chuyện nhân quả kỳ 11 - Phật giáo cố sự đại toàn

Chủ nhật - 07/05/2023 17:18
Câu chuyện về Công chúa lột xác được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể về công chúa Ba An La kiếp trước là con gái ông trưởng giả vì có tâm kinh bỉ mà thốt lời nhục mạ tới một vị A-la-hán nên kiếp này sinh ra có thân hình xấu xí khó coi nhưng lại nhờ biết cúng Phật kính tăng nên được sinh ra trong hoàng gia.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện Nhân quả Công chúa lột xác

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Công chúa lột xác được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Vua Ba Tư Nặc nước Kiều Tát Di La ở Ấn Độ là một ông vua nhân từ, gần gũi dân chúng, hết lòng chăm lo việc nước và trị vì quốc gia rất khôn khéo. Vì thế tên của vị vua hiền này lan xa khắp bốn phương, ai ai cũng ngưỡng mộ. Nhưng ngay bản thân ông, có một điều làm cho ông vô cùng buồn tiếc.

Vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu tức là phu nhân Mạt Lợi sinh được một cô con gái tên là Ba An La. Công chúa Ba An La bất hạnh nên sinh ra đã vô cùng xấu xí, da dẻ sần sùi, khó coi như quỷ Dạ Xoa. Vì sợ bị chê cười nên vua dặn dò người trong cung phải cẩn thận giữ gìn, người ngoài không ai được thấy mặt công chúa. Vì thế công chúa bị nhốt trong cung cấm từ nhỏ, chưa hề gặp mặt một người lạ nào.

Tuy mặt mày cô xấu xí nhưng dầu gì cô cũng là con gái của  phu nhân Mạt Lợi, vốn là một vị hoàng hậu nhân từ và thương người, nên không ai dám coi thường và lơ là trong việc chăm sóc cho cô.

Con người sống trên dương thế ví như khách lên xe và xuống xe: lúc nhảy lên xe là lúc bắt đầu cuộc sống, và cứ thế cho đến lúc xuống xe là lúc trút hơi thở cuối cùng. Trong khoảng giữa, con người sẽ phải sống qua mọi nỗi vui buồn thương ghét của cuộc đời mình. Một khi xe chuyển bánh là cứ hướng thẳng về phía trước mà chạy không bao giờ ngừng, mỗi phút mỗi giây đưa khách dần dần về tới trạm chót. Khách lên xe, không cần biết là giàu hay nghèo, quý phái hay hạ tiện, đẹp hay xấu, khôn hay ngu, không ai là không phải trải qua cái lúc lên và xuống xe ấy.

Công chúa Ba An La, con gái của phu nhân Mạt Lợi cũng theo dòng chảy của thời gian mà trưởng thành. Cô tới cái tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của đời người con gái, nhưng với một khuôn mặt như thế, vua Ba Tư Nặc rất lấy làm lo lắng cho việc hôn nhân của cô. Con gái lớn phải có chồng, dầu sao công chúa cũng không thể vĩnh viễn sống cô quạnh ở chốn thâm cung. Nhưng điều làm cho vua và hoàng hậu khó xử nhất chính là địa vị của mình: đường đường là vua của một nước mà lại không thể gả công chúa cho người mình chọn.

Vua và hoàng hậu bàn bạc mãi về vấn đề này nhưng không tìm ra được giải pháp nào khả dĩ gọi là tốt đẹp. Cuối cùng, họ chỉ còn cách bí mật gởi sứ giả ra ngoài thành dò xét, xem nhà nào có con trai thuộc hàng danh gia vọng tộc nhưng cảnh nhà sa sút, đời sống khó khăn khiến người thanh niên ấy không thể kiếm vợ, rồi đưa người ấy về cung.

 

Vài ngày sau, sứ giả đưa về một chàng thanh niên quần áo rách mướp nhưng mặt mũi sáng sủa thanh tú. Vua thay đổi thường phục, ra vườn sau gặp người này ở một nơi vắng vẻ và nói:

– Nói thật với ngươi, ta có một đứa con gái đã đến tuổi lấy chồng nhưng rất xấu xí. Nếu ngươi ưng thuận thì ta sẽ gả công chúa cho ngươi, bù lại ta sẽ cung ứng tất cả các thứ như nhà cửa, ăn uống vật dụng cho hai người sau này. Vậy ý ngươi thế nào?

Người thanh niên nghe nhà vua nói thế bèn quỳ xuống đất khấu đầu trả lời:

– Tâu bệ hạ, tổ tiên hạ thần tuy thuộc dòng hào phú, nhưng nay cảnh nhà đã sa sút nhiều. Bệ hạ không ghét bỏ, giá như có đem tỳ nữ gả cho hạ thần, hạ thần còn phải mang ơn mà bái tạ thay, huống hồ bệ hạ có lòng thương đem công chúa gả cho hạ thần, thì hạ thần đâu có lý do gì mà không tuân lệnh!

Bao nhiêu ưu tư từ bấy nhiêu năm nay, vua Ba Tư Nặc xem như đã giải quyết xong, vì con gái mình đã có nơi nương tựa. Mọi sự quyết định đâu đó rồi, vua bèn xây cho công chúa một tòa cung điện tráng lệ, phía trong có 7 lớp cửa. Các lớp cửa này sẽ được khóa chặt mãi mãi, chìa khóa do phò mã đeo trong thân không lúc nào rời. Trong nhà có khoảng trăm cô nô tỳ, nhưng ai ở đâu thì phải ở mãi đó, người trong nhà không được đi ra ngoài và người từ bên ngoài cũng không được vào trong. Mọi chi phí trong nhà đều do hoàng cung đài thọ.

Lại sợ phò mã bị người ta coi thường nên vua còn phong cho phò mã một tước vị cao quý. Tới đây thì nhà vua xem như mọi vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa.

Ở Ấn Độ thời ấy, có phong tục là những người nhà giàu phải luân phiên nhau tổ chức một buổi lễ họp mặt hằng tháng, gọi là hội “ngu lạc” và mời nhau đến tham dự để cùng gặp gỡ, gắn kết tình cảm.

Trong các buổi lễ ấy, ai ai cũng đều có đôi có cặp, chỉ riêng phò mã là lúc nào cũng đến một thân một mình. Sau hơn một năm trời, mọi người đều thấy như có điều chi khả nghi. Họ nghĩ rằng phò mã và công chúa kết hôn chưa được bao lâu, không lẽ tình cảm đã sứt mẻ rồi hay sao? Hay công chúa sợ bị người khác nhìn thấy? Vậy thì chắc công chúa phải là một tuyệt sắc giai nhân hay là quỷ dạ xoa đội lốt, nếu không thì tại sao chưa ai được thấy mặt bao giờ?

Họ muốn biết công chúa là người như thế nào nên bèn nghĩ ra một kế. Trong một buổi hội ngu lạc, mọi người đặc biệt chăm sóc phò mã. Lúc uống rượu, họ bày ra cuộc chơi đố rượu (ai thua thì phải uống rượu phạt), và cố ý chuốc phò mã uống rượu cho đến say mèm. Sau đó họ lục trong người phò mã lấy xâu chìa khóa và một số người được cử đi đại diện, chạy bay đến cung điện để nhìn mặt công chúa.

Lúc đó, công chúa Ba An La bị cấm cung, theo lệ thường chờ chồng đi dự hội, một mình ở nhà âu sầu áo não. Cô tự hận mình đã tạo tội nghiệp đời trước nên bây giờ mới bị vua cha giam cầm, bị chồng ghét bỏ, suốt đời bị nhốt trong cung cấm, không bao giờ được thấy ánh mặt trời, không bao giờ được thở không khí trong lành. Sống một cuộc đời đen tối như thế, thì hỏi sống có ý nghĩa gì?

 

Nghĩ đến đây, nước mắt cô như một giòng châu tuông lả chả. Bỗng cô nhớ lại lời dặn của mẹ: “Đừng tuyệt vọng, nghiệp chướng có sâu dày tới đâu đi nữa, chỉ nên thành tâm cung kính Tam Bảo, khẩn cầu sám hối. Đức Phật từ bi thường làm lợi ích chúng sinh, có thể giúp chúng sinh giải trừ khổ nạn.”

Câu nói của mẹ đã làm cho công chúa khởi lên một niệm thiện tâm chí thành. Mỗi khi chồng cô đi ra ngoài, cô lại bày hương án hướng lên không trung lễ bái, thiết tha khẩn cầu sám hối, xin cho mình có thân tướng đẹp đẽ để được thấy ánh mặt trời.

Hôm ấy, ngay vào lúc cô đang chí thành khẩn nguyện, một luồng hào quang bỗng nhiên tỏa sáng và kim thân đức Phật hiện ra trước mắt cô. Nhìn hào quang tướng hảo của đức Phật, công chúa vui mừng, lòng tôn kính lại càng gia tăng bội phần, cô phủ phục xuống đất quỳ lạy, nước mắt tuôn thành dòng, cầu xin với đức Thế Tôn:

– Duy nguyện Phật tổ từ bi thương xót con, khuyên dạy con, phá trừ nghiệp chướng cho con, giải thoát con ra khỏi cảnh thống khổ hiện nay. Con nguyện từ nay trở đi, đời đời kiếp kiếp hộ trì Tam Bảo.

Công chúa cầu xin như thế xong, ngước mắt lên chiêm ngưỡng thánh nhan, từ quang của đức Phật chiếu sáng tâm can cô.

Thật là không thể nghĩ bàn, ngay lúc ấy, khuôn mặt xấu xí của công chúa từ từ trở nên xinh đẹp thanh tú, làn da sần sùi đen đúa trở nên mịn màng, phơn phớt hồng. Từ khuôn mặt, thân thể, chân tay, toàn thân công chúa Ba An La đã thay đổi, bây giờ tướng mạo cô tuyệt diệu như một thiên nữ cung trời.

Đức Phật từ trên không trung còn thuyết pháp cho công chúa nghe, khiến tinh thần cô phấn chấn lên, bao nhiêu buồn thảm trước kia tan biến hết. Công chúa hân hoan sung sướng và an lòng rồi, đức Phật còn dạy thêm:

– Này công chúa Ba An La! Bây giờ tuy công chúa đã chứng quả Tu Đà Hoàn, nhưng vẫn phải tiếp tục tinh chuyên tu trì. Kiếp người ngắn ngủi lắm, ta mong công chúa đừng để cuộc sống luống qua vô ích.

Đức Phật nói xong liền từ từ biến mất trong bầu không gian xa thẳm. Công chúa không còn phiền não âu sầu, lòng sùng kính tin tưởng vào đức Phật tăng thêm gấp bội.

Bây giờ nhắc đến những người đã lén lấy chìa khóa cung điện, giả mạo lệnh phò mã đến mở từng lớp, từng lớp cửa để vào tới tận thâm cung. Trong tay họ có cầm xâu chìa khóa nên họ không gặp trở ngại nào và cứ thế đi thẳng vào tòa nhà sau cùng.

Lúc ấy, họ nhìn qua khe cửa thấy dung nhan công chúa rạng ngời như tỏa ánh sáng, xinh đẹp như tiên nữ nên rất lấy làm kinh dị, không hiểu tại sao trên trần thế lại có người nhan sắc tuyệt vời đến như thế!

Họ không dám nấn ná lâu, liền khóa kỹ các lớp cửa lại rồi vội vàng trở về. May quá, phò mã vẫn còn chưa tỉnh. Họ trả chìa khóa về chỗ cũ rồi đem những gì đã thấy kể lại cho mọi người nghe, khiến ai nấy đều xôn xao bàn tán.

Hôm ấy, như mọi lần, phò mã về nhà thật khuya. Nhưng vào tới lớp cửa thứ bảy, chàng kinh ngạc khi thấy một mỹ nhân đang ngồi bên giường.

– Cô là ai? Làm sao cô vào được nhà của chúng tôi? Công chúa đi đâu rồi?

– Phu quân không nhận ra thiếp cũng phải. Thiếp chính là công chúa Ba An La, vợ của phu quân đây!

Công chúa mỉm cười, tha thướt yêu kiều tiến đến gần phò mã nhưng phò mã lùi lại mấy bước, hoang mang không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Công chúa bèn đem chuyện gặp đức Phật ra kể cho phò mã nghe, rồi nói:

– Từ khi sinh ra đến giờ, thiếp chưa từng được thấy mặt phụ vương và mẫu hậu một cách kỹ càng, nên thiếp rất ao ước được gặp. Phu quân hãy vì thiếp mà về cung trước, xin phép phụ vương cho thiếp được diện kiến.

Dĩ nhiên phò mã hoan hỉ thực hành ngay lời yêu cầu của công chúa. Nhưng nhà vua vừa mới nghe nói công chúa đòi gặp liền cau mày, tỏ vẻ khó xử:

– Thôi khanh hãy về giữ cửa cho kỹ, nói với công chúa bỏ ý nghĩ ấy đi, đừng đi ra ngoài.

Phò mã biết ngay tại sao nhà vua cự tuyệt lời thỉnh cầu của công chúa, nên đem chuyện công chúa lột xác cải dạng kể cho vua nghe. Vua nghe xong vô cùng mừng rỡ, lập tức cho người đưa xe hoa và cung nữ đi nghênh tiếp công chúa hồi cung.

Sự thay đổi hoàn toàn của công chúa khiến cho nhà vua, hoàng hậu và phò mã vui mừng khôn kể xiết. Họ biết hạnh phúc gia đình này hoàn toàn nhờ tâm từ bi của đức Phật, nên để báo Phật ân, họ lập tức đến tinh xá Kỳ Viên và mang theo rất nhiều phẩm vật cúng dường Tam Bảo. Vua Ba Tư Nặc đảnh lễ đức Phật xong, chắp tay bạch:

– Bạch Thế Tôn, xin Ngài từ bi khai thị cho chúng con! Con gái chúng con đã tạo nghiệp gì mà kiếp này tuy được sinh ra nơi vương cung thọ hưởng mọi điều phú quý nhưng lại xấu xí đen đúa như thế? Ngưỡng mong Thế Tôn giải thích cho chúng con nỗi thắc mắc này.

Đức Phật bèn đem chuyện quá khứ kể lại rằng:

– Con người sinh ra đời, đẹp đẽ hay xấu xí đều do nghiệp quá khứ mà ra. Tội báo hay phúc báo đều như bóng theo hình, không có điều gì là ngẫu nhiên cả. Vì thế phải nói lý nhân quả báo ứng không mảy may hư dối, sai trật.

Trong quá khứ, nước Ba La Nại là một quốc gia phồn thịnh, nơi ấy có một vị trưởng giả rất giàu, giàu đến nứt đố đổ vách. Ông có tâm từ thiện và biết cung kính Tam Bảo, vì thế nên thường xuyên mời chư tăng đến nhà để cúng dường. Trong số những người này, có một vị đã chứng quả A-la-hán là hay lui tới nhất. Vị này chuyên tu khổ hạnh, thấy rõ lý vô thường, khổ, không trong thế gian nên rất lơ là trong vấn đề ăn mặc. Ông chỉ khoác trên thân một tấm cà-sa rách nát, không biết mặc đã bao nhiêu năm mà vá trước rách sau, không có chỗ nào là lành lặn, coi được. Vì ông tiều tụy rách rưới như thế nên cô con gái ông trương giả rất chán ghét ông. Vốn là một thiên kim tiểu thư, nên trong vấn đề ăn mặc, cô chỉ dùng những thứ sang trọng đẹp đẽ nhất. Vì thế nên hình tướng xấu xí của vị A-la-hán khiến cô khởi tâm khinh bỉ, cho đến nỗi có lúc cô đã thốt lời nhục mạ vị này.

Tuy biết rõ điều ấy nhưng vị A-la-hán vẫn tiếp tục lui tới nhà cô nhận lãnh cúng dường trong mấy năm liền. Một hôm, vị A-la-hán ấy lại đến nhưng dùng cơm xong, ông liền bay lên hư không, thị hiện thần thông biến hóa đủ cách. Từ người ông, giữa hai lông mày phóng ra lửa và nước, hoặc ông nằm ngang giữa hư không mà không rơi xuống đất. Người nào nhìn thấy sự thị hiện kỳ diệu xuất thần như thế cũng thích thú kính phục.

Cô tiểu thư con gái ông trưởng giả từ trước đến nay vốn coi thường vị A-la-hán, nay thấy thần thông vi diệu của ông bèn sinh lòng kính trọng, không ngờ một vị xuất gia với bề ngoài xấu xí ấy lại có công phu tu hành cao dày đến dường ấy, không thể nào trông mặt mà bắt hình dong được! Trước kia cô thật quá ngu xuẩn, đã thường xuyên phỉ báng một vị thánh tăng như thế, đúng là tội tày trời! Cô bèn quỳ xuống đất nhìn lên vị A-la-hán trên không trung mà sám hối, xin ngài khoan thứ cho tội ác khẩu kiêu mạn của mình.

Vị A-la-hán trên không trung nhìn thấy cô tiểu thư đang sám hối như thế, chỉ mỉm cười nhẹ gật đầu, rồi biến mất trong nháy mắt. Từ đó vị A-la-hán ấy không còn đến nhà ông trưởng giả nhận cúng dường nữa.

Cũng từ đó cô tiểu thư nọ thường lập đàn trai cúng dường chư tăng, làm việc thiện, bố thí rộng rãi để sám hối tội lỗi của mình lúc trước.

Đại vương, cô tiểu thư thời ấy chính là công chúa Ba An La hôm nay. Vì tội khinh mạn thánh tăng trong quá khứ nên sinh ra có thân hình xấu xí khó coi, nhưng lại nhờ biết cúng Phật kính tăng nên được sinh ra trong hoàng gia, lại được gặp Phật để lột xác biến hình.

Lời dạy của đức Phật khiến tín tâm của đại chúng tăng trưởng thêm lên. Họ không còn một mảy may tâm niệm nghi ngờ công đức và phước báo của việc cúng dường và tôn kính Tam Bảo.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Lê Ngọc Nhi

    Con bạch Thầy! Tại sao người xuất gia, khi cha mẹ mất mà không lạy lúc tẩm liệm cũng như lúc thiêu hay chôn? Như thế, thì có phạm tội bất hiếu hay không?

      Lê Ngọc Nhi   22/08/2023 08:03
    • @Lê Ngọc Nhi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Xin thưa ngay là không có gì phạm tội bất hiếu cả. Vì người xuất gia, trước khi vào chùa cạo tóc, đã có xin phép cha mẹ và được cha mẹ đồng ý. Và trước khi làm lễ thế phát xuất gia, người con lạy cha mẹ 3 lạy. Ba lạy đó, nói lên lòng biết ơn cha mẹ và cũng để trả hiếu đáp đền lại công ơn giáo dưỡng sâu dầy của cha mẹ. Từ đó về sau, người xuất gia không còn lạy cha mẹ nữa. Lý do, là vì sợ cha mẹ bị tổn đức. Bởi người xuất gia, tuy hình hài là do cha mẹ sanh ra, nhưng huệ mạng là do giới luật của Phật làm tăng trưởng. Mà “pháp thân huệ mạng” đối với người xuất gia thật rất quan trọng. Nên sau khi thọ giới luật rồi, người xuất gia phải gìn giữ một cách rất nghiêm nhặt. Nhứt là sau khi thọ giới Tỳ kheo, tức Đại giới hay Cụ túc giới, thì người xuất gia càng phải thận trọng gìn giữ nhiều hơn nữa. Do đó, nên giới đức ngày càng tăng trưởng.
      Trong khi đó, thì cha mẹ là người tại gia, chỉ gìn giữ 5 giới cấm, cho nên xét về giới đức thì kém hơn rất nhiều. Do đó, theo luật Phật dạy, thì cha mẹ kính Phật phải trọng Tăng. Dù ngày xưa là con, nhưng bây giờ là người của đạo pháp, sống trong hàng ngũ Tăng già, nên cha mẹ cũng phải kính trọng như bao nhiêu vị Tăng khác. Đã kính trọng như thế, thì làm sao cha mẹ dám để cho người xuất gia lạy mình.
      Tóm lại, vì sợ cha mẹ bị tổn đức mà không lạy, chớ không phải có ý xem thường hay bất hiếu như người đời lầm tưởng. Hơn nữa, sự báo hiếu của người xuất gia không phải chỉ có hình thức lễ lạy bề ngoài như người thế gian, mà những vị đó thường đem những lời Phật Tổ dạy để khuyến nhắc cha mẹ, hầu để cha mẹ thức tỉnh mà lo tu hành để được an vui giải thoát. Đó mới thật sự là báo ân cho cha mẹ vậy.

        Thầy Uri   22/08/2023 08:04
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập946
  • Hôm nay54,799
  • Tháng hiện tại3,742,693
  • Tổng lượt truy cập97,875,919
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây