“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiêng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Quả báo của sự keo kiệt được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Ở miền Nam Ấn Độ, cách thành Vương Xá không xa có một khu rừng trúc u nhã, yên tịnh tên là Ca Lan Đà. Trúc trong rừng ấy vừa cao vừa rậm rạp, bao quanh một khu tinh xá lớn và tráng lệ, do vua Tần Bà Sa La xây dựng và cúng dường đức Phật. Đó chính là tinh xá Trúc Lâm, là nơi đức Phật cùng rất đông đệ tử của Ngài cư ngụ, và cũng là nơi mà đức Phật thường giảng kinh thuyết pháp cho rất nhiều người nghe.
Hai vị đệ tử thượng thủ của Ngài là ngài Xá-lợi-phất và ngài Mục-kiền-liên, trước khi dùng cơm lần nào cũng vận dụng thần thông “từ bi” (thần thông này do lực từ bi mà có) để quán sát các chúng sinh đang chịu khổ trong ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, xem có cơ duyên nào cứu độ họ được hay không, rồi mới dùng cơm.
Có một lần tôn giả Mục-kiền-liên quan sát thế giới ngạ quỷ, thấy có một ngạ quỷ rất đáng thương. Thân nó giống như cây cột cháy, bụng thì to như gò núi, hễ đưa bất cứ thứ gì lên miệng thì thứ ấy lập tức biến thành những cây kim bằng sắt. Đã thế mà còn thường khạc ra lửa khói, tự đốt cháy mặt mày, tóc tai thì cứng như dao kiếm, suốt ngày khóc lóc kêu than, đói khát muốn chết, thế mà một giọt nước cũng không nuốt được, vì hễ đưa nước lên tới miệng thì nước liền biến thành máu, không uống được.
Thấy tình cảnh ngạ quỷ thống khổ như thế, Mục-kiền-liên mới tiến đến trước mặt nó hỏi:
– Ngươi đã tạo nên nghiệp tội gì mà bây giờ phải chịu khổ như thế này?
– Bạch Tôn giả, nơi nào có mặt trời chiếu thì không cần thắp ngọn đèn dầu leo lét. Trí huệ đức Phật như kính sáng, có thể chiếu rọi chúng sinh trong mười phương. Bất kỳ người nào tạo nghiệp tội trong quá khứ, hiện tại và vị lai cũng được kính trí huệ của Ngài soi rõ, không thiếu sót mảy may nào. Tôi đã tạo tội ác gì, ngài có thể thưa hỏi đức Phật thì rõ. Bây giờ tôi quá đói khát, không trả lời cho ngài được, xin ngài thứ lỗi.
Ngạ quỷ nói với ngài Mục-kiền-liên như thế xong, lại tiếp tục rên rỉ kêu than. Tôn giả Mục-kiền-liên liền đi tìm đức Phật bái kiến.
Lúc ấy đức Phật đang thuyết giáo nghĩa cứu cánh cho các tỳ-kheo, thấy dáng điệu vội vàng của ngài Mục-kiền-liên liền hỏi:
– Mục-kiền-liên, ông có việc gì mà cuống quýt lên như thế?
– Vâng, bạch Thế Tôn! Con có một điều không giải quyết được, nên tới đây thỉnh Thế Tôn khai thị.
Đức Phật từ bi trả lời:
– Có chuyện gì ông cứ nói.
– Vừa rồi con quán sát trong địa ngục có một ngạ quỷ thân thể bị cháy sém, cổ họng như lỗ kim, bụng to như cái thùng, không ăn được bất cứ món gì, không ngừng đi lùng kiếm thức ăn, nhưng cứ hễ đưa thức ăn lên miệng thì thức ăn biến thành kim sắt. Ngạ quỷ này đã làm nên tội gì mà phải thọ một quả báo như vậy, cúi xin Thế Tôn thuyết giải cho chúng con rõ.
Trước khi Mục-kiền-liên bắt đầu kể, đức Phật đã biết rõ chuyện gì xảy ra, nên mới thuận theo cơ duyên này mà nói với các đệ tử trong pháp hội:
– Các ông hãy nghe cho kỹ, ta sẽ nói cho các ông rõ.
Cách đây rất lâu trong thành Xá Vệ, có một người rất giàu có, làm nghề ép mía lấy nước ngọt bán. Công việc làm ăn thịnh vượng, trong nhà tấp nập công nhân thợ thuyền. Lúc ấy có một vị Bích Chi Phật, vì muốn hóa độ tất cả chúng sinh nên thị hiện chứng bệnh hay khát nước. Có một người khuyên ngài nên uống nước mía ép, vì thế ngài bèn đến nhà ông nhà giàu nọ xin nước mía uống.
Người này thấy có Bích Chi Phật đến, sinh lòng cung kính, hoan hỉ cúng dường nước mía cho ngài. Nhưng ông có việc gấp phải đi ra ngoài, không thể tự tay cúng dường, bèn giao việc này cho bà vợ và căn dặn rằng: “Bà hãy thay tôi đem nước mía lên cúng dường Bích Chi Phật.” Bà vợ trả lời: “Vâng, tôi đem lên liền.”
Ông nhà giàu đi rồi, bà vợ bèn nghĩ: “Nước mía rất quý, từ trước đến nay nhà ta chưa bao giờ đem cho ai uống không. Nếu hôm nay cho ông này uống, sau này sẽ có nhiều người đến xin nữa.”
Tâm keo kiệt phát khởi, bà lén thi hành độc kế bằng cách lấy một cái bát bằng sắt, đổ nước dơ uế vào rồi mới đổ một chút nước mía lên trên, xong bưng lên đưa cho Bích Chi Phật uống. Vị Bích Chi Phật đón lấy cái bát, biết ngay việc làm tội lỗi của người đàn bà, nên đổ những món bẩn thỉu trong bát xuống đất, lấy nước rửa bát sạch sẽ rồi bỏ đi.
Không lâu sau, mạng sống người của đàn bà keo kiệt chấm dứt, đọa xuống làm ngạ quỷ, thường bị đói khát và bị lửa nghiệp đốt thân. Nghiệp khổ này còn phải kéo dài đến 90 ngàn năm nữa mới hết.
Đức Phật thuyết xong nhân duyên của người đàn bà keo kiệt bị đọa xuống làm ngạ quỷ, khiến tứ chúng trong pháp hội đều kinh hãi từ bỏ tính keo kiệt tham lam, ghê sợ chuyện sinh tử, ai cũng chứng được quả thánh, hoan hỉ tán thán rồi lui ra.
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Kiến hoặc, tư hoặc và trần sa hoặc, ba thứ hoặc nầy giống nhau và khác nhau như thế nào?
@Nguyễn Minh Thúy Vi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Ba thứ nầy có điểm giống nhau và cũng có những điểm khác nhau. Giống nhau ở chỗ, ba thứ nầy đều là vô minh phiền não, đều có tác dụng làm cho chúng sanh mãi bị trầm luân trong sanh tử. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau. Trước hết xin nói sự khác biệt giữa kiến hoặc và tư hoặc, rồi sau mới nói đến khác biệt với trần sa hoặc.
Kiến hoặc là gì? Kiến hoặc là những thứ mê lầm thuộc về Lý. Chúng gồm có 5 thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Còn tư hoặc là những thứ mê lầm thuộc về Sự. Chúng cũng gồm có 5 thứ: tham, sân, si, mạn, nghi. Gọi chung 10 thứ nầy là 10 thứ căn bản phiền não. Vì chúng là cội gốc gây ra bao nhiêu sự khổ đau mà con người luôn luôn hứng chịu. Mười thứ nầy, tuy cũng là gốc phiền não, nhưng cường độ sâu, cạn, hay mạnh, yếu của chúng có khác nhau. Nhà Duy thức chia chúng ra làm hai loại: “ngũ độn sử và ngũ lợi sử”.
Đối với 5 món: tham, sân, si, mạn, nghi, hành tướng của chúng rất sâu và mạnh, nên gọi chúng là độn (chậm lụt và khó trừ). Ngược lại, 5 thứ kia: thân kiến, biên kiến… thì hành tướng của chúng yếu hơn, nên gọi là lợi sử. Sử có nghĩa là sai khiến, chúng sai khiến người ta phải làm theo mệnh lệnh của chúng. Đối với 5 thứ trước, hành giả phải tu đến địa vị “Tu đạo” mới trừ được. Còn 5 món sau, vì tánh cách mê lý cạn cợt, nên hành giả tu hành đến địa vị “Kiến đạo” (thấy rõ chân lý và tin chắc lý nhân quả) thì trừ được chúng.
Nói chung, hai thứ nầy, khác nhau về cường độ mạnh yếu và hành tướng chậm lụt cũng như nhạy bén có sai khác. Và khi đoạn trừ, cũng có sự khác nhau ở địa vị tu chứng. Đó là đại khái sự khác nhau giữa Kiến, Tư hoặc là như thế.
Còn đối với trần sa hoặc thì có khác. Bởi trần sa hoặc không phải là thứ phiền não của các vị A la hán. Vì những vị A la hán đã đoạn hết kiến, Tư hoặc, nhưng các ngài bị chướng ngại ở nơi hoặc lậu (phiền não) của chúng sanh. Nghĩa là các ngài thấy phiền não của chúng sanh nhiều như là cát bụi (trần sa). Do đó, các ngài không dám ra độ sanh như các vị Bồ tát. Như vậy, sự khác biệt giữa kiến, Tư hoặc và trần sa hoặc là như thế.