“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiêng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Cấp Cô Độc (tiếng Phạn: Anathapindika) là một đệ tử tại gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh Phật chép rằng ông là một trưởng lão giàu có, người nước Kosala phía đông bắc Ấn Độ cổ xưa. Tên của ông là Tu-đạt-đa, do ông thường xuyên cung cấp thức ăn cho những người nghèo và vô gia cư nên được gọi là Cấp Cô Độc. Ông đã hiến tặng một khu vườn mua của Thái tử Kỳ-đà cho giáo đoàn của Đức Phật. Trong khu vườn đó ông đã rải một lớp gồm 1,8 triệu miếng vàng. Cấp Cô Độc được biết đến là đệ tử hào phóng nhất của Đức Phật.
Sau đây là Câu chuyện về vợ chồng ông Cấp Cô Độc được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Trưởng giả Tu Ðạt Ða là một nhà từ thiện, thích làm chuyện phước đức, thích bố thí. Ông thường cứu giúp người nghèo khó, hay đem cơm gạo, quần áo bố thí cho họ. Trong toàn khu vực thành Xá Vệ, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, cứ hễ nghèo khổ, không nơi nương tựa, một khi kêu gọi đến ông là ông vui vẻ giúp đỡ ngay. Vì thế mọi người đều đặt tên ông là “trưởng giả Cấp Cô Ðộc”.
Một hôm, trưởng giả Tu Ðạt đến nhà ông trưởng giả Thủ La ở Vương Xá Thành để bàn bạc việc hôn nhân cho con trai út, thì ngẫu nhiên được diện kiến với đức Phật và được nghe pháp âm của Ngài. Ông quá đỗi vui mừng, liền phát tâm ngay tại chỗ xây một tinh xá để thỉnh đức Phật và chư tỳ kheo đến Xá Vệ Thành giáo hóa chúng sinh ở đấy. Ðức Phật hoan hỉ nhận lời, khi nào tinh xá xây dựng xong thì Ngài sẽ đến.
Trưởng giả Tu Ðạt quay về Xá Vệ Thành, lập tức đi nhìn xem để tìm một địa điểm thích hợp. Ông đi tìm hỏi khắp mọi nơi, trong số các nơi ấy có vườn cây của thái tử Kỳ Ðà, vô cùng rộng rãi, có sông có nước, có đồi có núi, có hoa thơm cỏ lạ cảnh đẹp như tranh, thật là một khung cảnh thanh tịnh, u mỹ. Nếu dùng chỗ này để xây dựng tinh xá, để cúng dường đức Phật về đấy thuyết Pháp, và chư Tỳ kheo về đấy an trú thì không có chỗ nào tốt đẹp hơn. Nhưng đây là khu vườn mà thái tử Kỳ Ðà yêu thích nhất, trưởng giả Tu Ðạt không biết phải làm cách nào để thái tử chịu nhường khu vườn cây này cho ông. Ông suy nghĩ nát óc và tuy biết là sẽ rất khó khăn nhưng không có cách nào hơn là đi tìm gặp thẳng thái tử Kỳ Ðà để xin thái tử vui lòng bán lại khu vườn cho mình.
Nói sao thì nói, thái tử Kỳ Ðà cũng không chấp thuận. Khi nghe trưởng giả Tu Ðạt nài nỉ tới lần thứ ba, thái tử cảm thấy khó mà cự tuyệt mãi một người danh tiếng lừng lẫy toàn quốc như ông trưởng giả này, bèn nghĩ kế đòi một số tiền rất lớn, khiến trưởng giả không thể nào mua nổi. Nghĩ thế rồi, thái tử bèn nói:
– Tôi thật sự không muốn nhường khu vườn này cho ông, nhưng thấy ông cứ nài nỉ mãi như thế, thôi thì thế này. Tôi bằng lòng bán đất với điều kiện như sau: ông hãy lấy vàng trải đầy khắp mặt đất của khu vườn, số lượng vàng ấy sẽ là giá tiền ông phải trả cho tôi. Ông có khả năng làm được việc này thì tôi nhường đất cho ông.
Có ngờ đâu thái tử vừa đưa ra giá tiền xong, trưởng giả Tu Ðạt vui mừng khôn xiết, lập tức trở về gọi người nhà đem hết xe này đến xe khác chở vàng đến trải đầy khắp mặt đất. Thái tử Kỳ Ðà ban đầu tưởng bắt bí được trưởng giả Tu Ðạt khiến ông này không mua nổi đất, bây giờ thấy tận mặt sự việc như thế, không khỏi lấy làm cảm động, nên đến hỏi trưởng giả Tu Ðạt rằng:
– Ðất thì coi là của ông rồi đó, nhưng cây cỏ hoa lá trong vườn thì tôi chưa hề bán cho ông. Ðức Phật là người như thế nào mà ông lại đối với ngài ta nhiệt tâm đến thế ? Thôi thì bây giờ, ông bằng lòng cho tôi cúng dường mấy gốc cây trong vườn cho đức Phật không?
Trưởng giả Tu Ðạt nghe thái tử Kỳ Ðạt hỏi như thế bèn nói rõ tường tận sự tôn quý của đức Phật cho thái tử nghe. Cả hai đều vô cùng cảm động, hết sức hân hoan và yên tâm. Tinh xá xây xong, trưởng giả Tu Ðạt lập tức nghênh thỉnh đức Phật và chư tăng về. Bởi vì tinh xá là do trưởng giả Cấp Cô Ðộc cúng vườn và thái tử Kỳ Ðà cúng các gốc cây nên đức Phật lấy tên hai người này mà đặt tên cho tinh xá, tức là “Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc viên”.
Trưởng giả Tu Ðạt vốn thích bố thí, ham làm việc thiện, lại thêm chuyện xây tinh xá khiến ông đã phải xuất vốn quá nhiều, nên ông khánh kiệt cả gia sản, tay trắng không còn một đồng một chữ hộ thân, đến mức sắp chết đói. Ông nhặt được trong đống rác một khúc gỗ, đây là gỗ chiên đàn vốn là một thứ gỗ vô giá, nhưng vì không được sạch sẽ nên khi ông đem đi bán, rất ít người muốn mua.
Cuối cùng có người miễn cưỡng đổi với 4 thưng gạo trắng. Trưởng giả Tu Ðạt phu nhân đong một thưng gạo đem đi nấu, thì ngay khi ấy có tôn giả Xá Lợi Phất đứng ngay trước cửa, ôm bình bát khất thực. Phu nhân vô cùng hoan hỉ, bà đem thưng gạo đã nấu thành cơm ấy mà cúng dường hết cho ngài Xá Lợi Phất. Sau đó bà đong một thưng gạo khác đem đi nấu, cơm vừa chín thì có ngài Mục Kiền Liên đến khất thực. Bà cũng lại đem cơm mới nấu ra cúng dường cho ngài Mục Kiền Liên. Lần thứ ba nấu cơm, bà cúng dường cho ngài Ca Diếp. Còn thưng gạo cuối cùng, vừa chín tới thì đức Phật đến. Bà nghĩ “Mình chỉ còn một thưng gạo mới nấu chín thì Thế Tôn lại đến, có phải chăng là quả báo xấu đã đến kỳ chấm dứt, quả báo tốt đã đến lúc sắp trổ rồi chăng?”
Nghĩ thế xong, có bao nhiêu cơm trong nồi, bà cúng dường trọn lên cho đức Phật. Ðức Phật thấy vợ chồng trưởng giả Tu Ðạt có lòng như thế, nên từ kim khẩu chúc nguyện rằng:
– Tội diệt phúc sinh, từ nay trở đi, phúc đức vô tận, không còn khốn khó.
Chỉ trong vòng một sát na, gia nhân chạy đến báo tin mừng: “Vàng bạc, tiền tài, châu báu trong nhà, cơm gạo, lụa là vải vóc trong kho không biết làm sao mà chất đầy như núi, so với lúc trước thì bây giờ nhà ta giàu có hơn nhiều !”.
Trong tâm, trưởng giả Tu Ðạt biết rõ đây là do đức Phật thương xót mà ban cho, nên vội lập đàn thật lớn để cúng dường đức Phật và chư tăng, thỉnh Thế Tôn thuyết pháp cho mọi người được nhiều pháp lạc. Ðem của cải mình có ra bố thí cho người, thấy thì như mất đi nhưng như hạt giống vùi trong lòng đất, sớm muộn gì cũng sẽ có ngày hái được quả ngọt.
Các bạn có thể nghe Audio câu truyện trên youtube
https://www.youtube.com/watch?v=oF1U5BSZnvA
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Việc tụng kinh cầu siêu cho người chết có thật sự siêu hay không?
@Nguyễn Đình Long Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Vấn đề nầy, thú thật chúng tôi không thể nào trả lời một cách quả quyết dứt khoát được. Bởi không thấy, không biết, thì làm sao dám nói quả quyết. Tuy nhiên, theo chỗ học hiểu của chúng tôi, thì người Phật tử hay không phải Phật tử, tốt hơn hết là mình nên cầu siêu cho chính mình lúc còn sống.
Cầu siêu lúc còn sống là sao? Bởi vì hai chữ cầu siêu, nó có nghĩa là mong mỏi vượt qua mọi khổ đau. Nhưng nếu chúng ta chỉ cầu siêu suông bằng cách nói như thế, thì ngàn đời cũng không thể nào vượt qua khỏi khổ đau được. Muốn vượt qua khỏi khổ đau, thì chúng ta cần phải tu. Nghĩa là chúng ta cần phải làm lành lánh dữ. Điều gì xấu ác, không lợi cho bản thân và tha nhân, thì chúng ta quyết định không làm. Như người Phật tử, sau khi quy y thọ ngũ giới rồi, quyết tâm gìn giữ không phạm, được thế, thì hiện đời đã siêu rồi, còn nói gì đến đời sau. Ngược lại, điều xấu ác luôn làm, thì làm sao tránh khỏi quả báo khổ đau.
Có người vì quá tham lam, sân hận, gây ra thảm cảnh cướp của giết người. Có người vì nghiện ngập cờ bạc, rượu chè say sưa, hút xách, không kiềm chế được tánh xấu, nên đã gây ra nhiều tội phạm, bị pháp luật trừng trị hình phạt tương xứng theo nhân mà họ đã gây tạo, như bị đánh đập tra khảo tù đày v.v…
Như thế, thì làm sao chúng ta có thể cầu cho người đó siêu được? Không thể người nầy ăn, người khác lại no, hay người nầy học, người kia biết chữ. Làm gì có chuyện ngược đời như thế. Như vậy là phản với luật nhân quả. Cũng thế, khi một người tạo tội đã bị giam cầm hình phạt, thì ta không thể tối ngày cầu nguyện nói rằng: Xin cho người đó hết tội! xin cho người đó hết tội!
Thử hỏi cầu nguyện như thế người đó có hết tội hay không? Hay là chính do người đó phải cải hối ăn năn qua những hành động mình đã làm và phải thể hiện những hành động cụ thể cho người có trách nhiệm trông coi mình, biết mình có thật tâm cải thiện. Chừng đó, người ta mới xét đến mà ân xá hoặc tha cho.
Còn những lời cầu nguyện van xin kia, chỉ có tánh cách giúp cho tội nhân kia cảm động mà hồi tâm cải ác tùng thiện, cải tà quy chánh, chuyển đổi ở nơi tâm thức và hành động. Chớ nó không có một thần lực nào cứu vớt người đó khỏi tội được. Như vậy, việc cầu siêu chỉ là một trợ duyên thôi. Tất cả đều tùy thuộc vào đương sự. Khổ vui chính do người đó tự quyết định lấy.
Hiểu theo ý nghĩa cầu siêu như thế, thì người Phật tử không còn ỷ lại vào chư Tăng, Ni tụng kinh cầu siêu nữa. Bởi thực tế, thì chư Tăng Ni cũng phải cầu siêu cho chính họ. Và khi tụng thì tụng theo xưa bày nay làm, chớ thật sự không có một vị Tăng Ni nào dám quả quyết là siêu hay không siêu. Vì có thấy biết đâu mà dám nói càn. Thực tế là như thế.
Tóm lại, tự mỗi người phải lo tu, đừng bao giờ ỷ lại vào bất cứ ai kể cả Phật, Bồ tát, vì các Ngài cũng không thể cứu vớt chúng ta, bằng thần lực hay đưa tay cứu khổ. Các Ngài chỉ cứu khổ cho chúng sanh bằng cách chỉ dạy qua những lời được kết tập trong kinh điển. Nếu chúng ta y cứ vào đó mà hành trì, thì đó là chính ta tự cứu lấy ta vậy. Và như thế mới là thượng sách và mới đúng với ý nghĩa cầu siêu. Bằng ngược lại, thì chúng ta sẽ chuốc khổ dài dài đi mãi trong vòng luân hồi khổ đau bất tận. Kính mong mọi người nên tự xét lấy!