Đói và no - Câu chuyện nhân quả kỳ 21 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ bảy - 13/05/2023 07:28
Câu chuyện về Đói và no được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về tăng đoàn của Đức Phật đã nhẫn nhục chịu đựng cực khổ 3 tháng ở thôn Tỳ Lan Nhã.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện Nhân quả Đói và no

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Đói và no được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Một hôm, đức Phật dẫn 500 vị tỳ-kheo trên đường từ nước Tu Lại Bà đi về thôn Tỳ Lan Nhã, tìm chỗ trú ngụ trong một khu rừng ở ven đường.

Thôn trưởng của thôn Tỳ Lan Nhã ngày xưa vẫn tin tưởng phụng thờ đạo Bà-la-môn, về sau nghe và biết được đức Phật có đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, thân phóng hào quang và diễn thuyết diệu pháp về vũ trụ nhân sinh, mới chuyển qua tin tưởng Phật giáo.

Hôm ấy, nghe đức Phật sắp đến thôn của mình, ông bèn nắm lấy cơ hội ngàn năm khó gặp này, đến khu rừng nơi đức Phật đang an trụ, đảnh lễ mà thưa rằng:

– Bạch Thế Tôn, con là thôn trưởng của thôn Tỳ Lan Nhã ở cách đây không xa, nghe đức Phật giáng lâm con vô cùng vinh hạnh. Vì thế con vội vàng đích thân đến đây cung thỉnh Thế Tôn và chư tỳ-kheo đến thôn của con cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa. Con nguyện đảm trách tất cả mọi sự cúng dường, xin đức Phật từ bi nhận lời!

Đức Phật dạy:

– Ta biết ông có lòng thành, nhưng đệ tử của ta quá đông, ta không muốn làm gánh nặng cho ông, nên ta nghĩ tốt nhất là thôi vậy, không phiền đến ông.

– Thưa không đâu, bạch Thế Tôn! Tuy làng con rất nhỏ, nhưng con tin rằng cũng đủ sức để cúng dường Thế Tôn và chư tỳ-kheo, xin Thế Tôn đừng bận tâm, dầu sao đi nữa cũng xin cho con được phép cúng dường.

Thôn trưởng một mực nài nỉ van xin, đức Phật chỉ còn cách gật đầu ưng thuận. Thôn trưởng vui mừng cưỡi ngựa về làng lo chuẩn bị mọi thứ.

Ngoại đạo biết được chuyện này, vừa sợ hãi vừa oán giận, bèn dùng nữ sắc đưa vào nhà của thôn trưởng, bày hoa thơm cỏ lạ, hương thơm ngào ngạt, rồi lại bày cỗ bàn rượu thịt ê hề, thắp đèn ánh sáng mờ ảo, người đẹp như mây trời khiến một khi thôn trưởng bước chân vào nhà là tâm trí hoàn toàn ám độn. Trải qua một đêm, sáng hôm sau thôn trưởng căn dặn người nhà rằng:

– Đương lúc thiên hạ thái bình, từ hôm nay cho tới hết ba tháng mùa mưa ta sẽ ở trên lầu cao này nghỉ ngơi, bất cứ chuyện gì, dầu vui hay buồn ta cũng đều không muốn nghe đến.

Thôn trưởng bị lọt vào bẫy của ngoại đạo nên hoàn toàn quên bẵng chuyện phải tiếp đãi đức Phật.

Nhân duyên của làng này đối với đức Phật hãy còn cạn cợt, lại trúng nhằm một năm mà côn trùng làm hại mùa màng, cả làng bị sa vào cảnh thiếu thốn nên không một người nào chịu bố thí cho đức Phật hay chư tỳ-kheo một chút gạo hay một chút nước. Đức Phật và chư tỳ-kheo chỉ còn biết nhẫn nhục chịu đựng ở phía bên ngoài thôn Tỳ Lan Nhã.

Lúc ấy, có một người buôn ngựa dẫn theo 500 con ngựa từ nước Ba Lợi đi ngang qua chỗ ấy, thấy vậy bèn thưa với các vị tỳ-kheo rằng:

– Con không có bao nhiêu lương thực để cúng dường quý thầy, chỉ có xác lúa mạch cho ngựa ăn, quý thầy có dùng được không?

– Chúng tôi rất cảm tạ thịnh tình của ông, nhưng chưa được đức Phật hứa khả thì chúng tôi không dám nhận thức ăn của ngựa. Xin đợi chúng tôi vào thỉnh ý đức Phật rồi mới dám quyết định.

Đức Phật tán thán rằng:

– Đã lâm vào cảnh đói khát như thế này mà các ông còn ít mong cầu và biết đủ, không dám làm ngược lại lời giáo huấn của ta, ta rất an lòng. Các ông có thể thọ nhận thức ăn của ngựa mà ông lái buôn cúng dường.

Lúc ấy các vị tỳ-kheo mới thuận tiếp nhận thức ăn của ngựa. A Nan cũng được một phần, bèn đem lúa mạch ra nghiền thành bột hòa với nước nấu thành cháo đem lên cúng dường đức Phật. Các vị tỳ-kheo cũng xay xác lúa mạch ra rồi nấu lên mà ăn.

Mục-kiền-liên thấy tình trạng đáng thương ấy bèn thưa với đức Phật rằng:

– Bạch Thế Tôn! Con suy nghĩ thật kỹ rồi, ở chỗ này không thể có thức ăn được, con muốn dùng thần thông đi chỗ khác mang ít lúa gạo về!

Phật dạy:

– Mục-kiền-liên! Không nên làm như thế. Tuy ông có thể dùng thần lực mang thức ăn về, nhưng nhân duyên túc nghiệp không thể trừ diệt được. Chỉ có nhẫn nhục là điều quan trọng nhất.

Mục-kiền-liên vâng lời dạy của đức Phật, cúi đầu lui đi.

Ba tháng nhẫn nhục chịu đựng cực khổ đã trôi qua, đức Phật và chư tỳ-kheo đói khát nên tiều tụy thấy rõ, nhưng dẫu bị đói khát bức bách đến đâu đi nữa, lòng tin của các vị ấy vẫn không hề bị lay chuyển mảy may nào. Chư tăng đoàn kết, hòa hợp biết bao!

Qua hôm sau, đức Phật bảo A Nan:

– A Nan! Hãy cùng ta đi gặp thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã xem sao!

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã đang chìm đắm trong hoan lạc ngũ dục, vừa vặn đứng trên lầu cao nhìn xuống, thấy vẻ tiều tụy của đức Phật và A Nan trên đường đi tới. Thoạt đầu ông hoang mang như thể không hiểu tại sao, rồi trong chớp mắt, ông thấy đầu óc choáng váng, mặt mày xây xẩm. Chờ tỉnh táo lại, ông chạy như bay đến trước mặt đức Phật, khóc lóc thảm thiết:

– Thế Tôn! Thật là đáng sợ! Con bị quỷ vương mê hoặc nên mới dám dối trá lừa gạt thánh nhân. Con đã gieo trồng vô lượng vô biên hạt giống ác quả! Xin Thế Tôn từ bi lân mẫn con, con không hề muốn điều ấy xảy ra, xin cho con sám hối!

Đức Phật trầm tĩnh đáp rằng:

– Đúng vậy! Ông đã trồng hạt giống tội ác, thỉnh đại chúng mà không cúng dường, không phải là ngu si lắm sao? Nhưng ta đã thấy ông phát tâm lúc ban đầu ra sao rồi, nên nếu ông chân thành sám hối thì chỉ có sự sám hối ấy là đáng kể mà thôi.

– Nay con đứng trước đức Phật tối tôn mà sám hối, xin Thế Tôn quán sát tâm con. Từ hôm nay trở đi xin cho con được cúng dường trong vòng một tháng, cho con được lấy công chuộc tội.

– Thôn trưởng, ba tháng vừa qua ta an cư ở phía ngoài thôn này không hề dời chỗ. Bây giờ mùa mưa đã qua rồi, có rất nhiều chúng sinh đang chờ mong ta cứu độ. Ngay hiện giờ ta đã nghe họ kêu gào tên ta, nên ta phải rời khỏi nơi này lập tức.

– Xin Thế Tôn niệm tình con!

Vừa nói, thôn trưởng vừa hướng cặp mắt van nài nhìn sang A Nan đang đứng gần bên đức Phật, nói tiếp:

– Tôn giả A Nan! Xin ngài vào nói hộ con một tiếng! Ít nhất cho con được cúng dường ngày mai, làm một bữa cơm đạm bạc để tiễn biệt, và cho con cơ hội sám hối với chư tỳ-kheo!

Đôi mắt từ bi của đức Phật phóng ra một tia sáng thương xót, Ngài chấp thuận lời cầu xin cuối cùng của thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã.

Suốt ngày và suốt cả đêm hôm ấy, thôn trưởng thôn Tỳ Lan Nhã đã chuẩn bị một bữa cơm tiễn biệt rất thịnh soạn, rồi hôm sau dùng tâm tri ân và tâm cung kính đi thỉnh mời đức Phật và chư tỳ-kheo vào thôn. Cơm nước xong, thôn trưởng đem bốn tấm y bằng vải rất đẹp, cùng một đôi dép cỏ cúng dường lên đức Phật, và 2 tấm y vải cùng một đôi dép cỏ cúng dường mỗi vị tỳ-kheo.

Thôn trưởng và tất cả mọi người trong thôn đưa tiễn đức Phật và chư tỳ-kheo, tay vẫy mà nước mắt ràn rụa, tự than rằng thiện căn của mình quá mỏng manh nên không cúng dường được đức Phật cho tử tế đàng hoàng.

Khi đức Phật muốn ra đi thì không có thế lực, không có lời nói nào có thể ngăn trở được Ngài. Cũng như khi đức Phật không muốn đi, thì dù bất cứ sự khốn khó bức hại nào đi nữa, Ngài cũng có thể nhẫn nhục chịu đựng được.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Đinh Kiều Minh Anh

    Con bạch Thầy! Trong kinh diễn tả, khi Đức Phật thuyết pháp có các chư thiên đến tung hoa cúng dường. Xin hỏi: chư thiên từ cõi nào đến? và hoa từ đâu mà có?

      Đinh Kiều Minh Anh   14/08/2023 07:46
    • @Đinh Kiều Minh Anh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Nếu bảo chư Thiên từ cõi nào đến, thật sự chúng tôi không biết. Chỉ thấy trong kinh nói là chư Thiên ở các cõi Trời, như cõi Dục gồm có 6 cõi Trời: Tứ thiên vương thiên, Đao lợi thiên, Dạ ma thiên, Đâu suất thiên, Hóa lạc thiên và Tha hóa tự tại thiên. Nhưng thực tế, thì chúng ta không thấy. Mà không thấy, thì làm sao nói được.
      Tuy nhiên, theo chỗ chúng tôi hiểu, thì chư Thiên cũng từ nơi con người mà ra, chớ không có ở đâu xa. Tại sao chúng tôi dám nói như thế? Bởi vì, chúng ta thử nghiệm xét kỹ lại coi: Phật, Bồ tát, Thanh Văn, Duyên Giác… những vị nầy từ đâu mà có? Có phải các ngài từ cõi nào xa xôi đến đây không? Hay tất cả cũng chỉ là con người? Đã là con người, thì các ngài cũng có một đời sống: ăn, mặc, ở bình thường như chúng ta. Chẳng qua các Ngài khác hơn chúng ta là ở chỗ trình độ giác ngộ của các Ngài hơn chúng ta mà thôi. Xét nhân địa tu hành và quả vị đạt được của những vị nầy mỗi mỗi đều có sai khác. Căn cứ trên nhân và quả mà các Ngài có những tên gọi khác nhau. Nhưng tựu trung cũng là con người và sống ở cõi nầy.
      Chư Thiên cũng thế. Những vị nầy cũng là con người, nhưng khác hơn con người thường là ở chỗ, những vị nầy do thực hành Thập Thiện mà kết quả được thụ hưởng phước báo an vui hơn những người giữ 5 giới và những người không biết tu hành giữ giới. Nên gọi những vị nầy là Trời. Như vậy, thì chúng ta thấy nó rất thực tế trong sự tu hành. Tất cả đều căn cứ trên quả vị đạt được mà có những tên gọi khác nhau đó thôi. Đây là theo chỗ nghiên cứu hiểu biết của chúng tôi. Dĩ nhiên, mỗi người có những lý giải và nhận xét hiểu biết khác nhau.
      Nhưng theo tôi, lý giải nào cũng phải phù hợp và phải dựa trên thực tế. Vì đạo Phật là đạo thực tế, không viễn vông mơ hồ, huyền hoặc. Nếu bảo rằng, chư Thiên ở các cõi khác đến, cõi đó ở đâu? Và hình thù của họ ra sao? Nhân địa tu hành của họ, chỉ là tu mười điều lành thôi. Nếu họ từ các cõi khác đến, tất nhiên họ phải có thần thông. Thần thông của họ phải nhanh hơn gấp mấy ngàn lần phi thuyền hiện nay.
      Các khoa học gia dùng phi thuyền khám phá các hành tinh khác, bay lượn khắp trong không gian, cho đến nay cũng chưa tìm thấy một vị Trời nào cả. Như vậy, hiện tại có người, họ cố gắng giữ đúng mười điều lành, nhưng họ nào có thần thông đâu. Những vị xuất gia tu hành hiện nay, dĩ nhiên các ngài nầy tu hành phải vượt hơn mười điều lành, nhưng thực tế, ta chưa từng thấy vị nào có thần thông biết bay từ nơi nầy đến nơi kia. Thần thông của những vị nầy là máy bay, thì có. Chư Thiên không phải từ cõi khác đến, thì làm gì có hoa từ cõi khác.
      Tóm lại, qua những luận cứ trên, theo tôi quả quyết, trong kinh nói chư Thiên cũng chính là con người mà thôi. Nhưng con người giữ tròn Thập Thiện, nên được phước báo an vui hơn những người thường khác. Và hoa họ dùng để cúng dường Phật, cũng chính là những đóa hoa ở trên mặt đất nầy. Chỉ có thế thôi.

        Thầy Uri   14/08/2023 07:47
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập959
  • Hôm nay54,302
  • Tháng hiện tại3,742,196
  • Tổng lượt truy cập97,875,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây