“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html
để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Hái hoa cúng Phật được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Lúc ấy, Phật ở thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành, các vị trưởng giả hào phú tụ tập nhau cùng đi lên chỗ nguồn suối nước, tổ chức đàn ca, hát xướng, vui chơi cùng nhau trong một lễ hội gọi là “Lễ hoa Sa-la”.
Khi ấy, trong hội đồng cử ra một người vào rừng hái hoa sa-la về để kết thành những tràng hoa đẹp. Người này đi hái hoa xong, trên đường về mang hoa đến chỗ lễ hội thì gặp Phật đang đi khất thực. Ông này nhìn thấy Phật dung mạo từ hòa, dáng đi thanh thản, lại có đủ các tướng tốt, các vẻ đẹp, oai nghi rực rỡ với hào quang chiếu sáng quanh thân, trong lòng liền sinh ra sự tin phục, kính ngưỡng vô hạn. Ông liền quỳ xuống, chí thành lễ bái đức Thế Tôn, rồi mang hết những hoa sa-la tươi đẹp vừa mới hái về đó cúng dường lên Phật.
Sau đó, ông trở lại vào rừng để hái số hoa sa-la khác mà mang về cho lễ hội. Khi ông leo lên cây, rủi bị cành cây gãy, té rơi xuống đất, liền mạng chung sinh về cõi trời Đao-lỵ. Ở nơi đó, nhờ phước báu dâng hoa cúng dường Phật, nên cung điện của người trang nghiêm sạch đẹp, kết toàn bằng hoa sa-la tỏa hương thơm ngát.
Vua cõi trời là Đế-thích thấy sự lạ lùng như vậy, liền đến hỏi rằng: “Ngươi từ chốn nào, tạo phước nghiệp gì mà được thác sinh về đây?”
Người ấy đáp rằng: “Tôi ở chốn Diêm-phù-đề hái hoa sa-la, gặp Phật liền dùng hoa ấy mà cúng dường. Nhờ công đức ấy được thác sinh về đây.”
Đế-thích thấy vị thiên tử mới thác sinh này dung nhan kỳ tuyệt, chư thiên chẳng ai bằng, liền đọc kệ tán thán rằng:
Thân như sắc vàng ròng,
Chói sáng cực tươi đẹp.
Dung mạo rất đoan chánh,
Chư thiên chẳng ai bằng.
Vị thiên tử ấy liền đọc kệ đáp rằng:
Tôi nhờ ân đức Phật,
Dâng cúng hoa sa-la.
Nhờ thiện duyên như thế,
Nay hưởng quả như thế.
Đọc kệ như thế rồi, liền cùng với Đế-thích hiện đến nơi chỗ Phật, lễ bái cúng dường rồi ngồi sang một bên. Phật liền vì mọi người mà thuyết pháp, nghe pháp rồi tâm ý khai mở, bao nhiêu tà kiến, ác nghiệp liền được phá trừ, vị thiên tử ấy được đắc quả Tu-đà-hoàn, liền đọc kệ tán thán Phật rằng:
Đức đại thánh Thế Tôn,
Tối thượng chẳng ai bằng.
Thầy dạy cùng cha mẹ,
Chẳng bằng công đức Phật.
Làm khô nước bốn bể,
Vượt qua núi trắng xương.
Đóng cửa ba nẻo ác,
Khai mở ba cửa lành.
Vị thiên tử ấy đọc kệ tán thán Phật rồi, liền lễ bái rồi quay về cõi trời.
Sáng sớm hôm sau, chư tỳ-kheo thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Đêm qua có hào quang chiếu sáng tinh xá Kỳ Hoàn, chẳng hay đó là các vị Thích phạm, Chuyển luân thánh vương, hay hai mươi tám bộ quỷ thần đến nghe pháp?”
Phật nói: “Chẳng phải Thích phạm, thiên thần, tứ thiên vương đến nghe pháp. Ấy là người hái hoa sa-la cúng dường ta hôm trước, nay đã được sinh lên cõi trời nên lại đến cúng dường ta. Do đó mà có ánh hào quang ấy.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Xin Thầy giải thích cho con hai chữ “tùy duyên”?
@Bùi Lê Chân Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Thưa các Phật tử, hai chữ "tùy duyên” trong đạo Phật rất là khó. Người ta có câu: tùy duyên bất biến, tùy duyên mà bị biến thì không phải là tùy duyên. Vậy đến trình độ nào mình mới tùy duyên được, người chưa có đủ bản lĩnh thì không tùy duyên được. Bây giờ mình đi qua quán rượu thấy mấy đứa bạn rủ vào nhậu một chút, mình bảo tùy duyên một chút xong rồi say xỉn về chửi cha chửi mẹ. Hay đi trợ niệm dọc đường thấy quán cờ bạc vào chơi một tí để tùy duyên, như thế sao gọi là tùy duyên. Lòng mình phải đạt được BẤT ĐỘNG mới nói hai chữ tùy duyên, chúng ta hơi lạm dụng hai chữ tùy duyên, nói là chiều theo thôi vì mình không làm chủ, không cưỡng lại được chứ chưa được hai chữ tùy duyên đâu.
Trong bài thơ Cư Trần Lạc Đạo, Tổ Trần Nhân Tông cũng có nói hai chữ tùy duyên, nhưng Ngài đã đạt được "đối cảnh vô tâm” Ngài mới nói như thế. Còn chúng ta là bị duyên chuyển chứ chưa tùy duyên được.
Con bạch Thầy! Con vừa học pháp, vừa tụng chú, vừa tu thiền vậy không nhập Đạo tràng có được không ạ?
@Nguyễn Thị Loan Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Việc nhập Đạo tràng thì không ai bắt mình cả, mà cũng không ai bảo mình không được nhập Đạo tràng. Nhưng các cụ ngày xưa nói: Cơm có canh, tu hành có bạn. Cơm mà có canh thì dễ nuốt, tu hành có bạn thì dễ tu. Có người bạn tu cùng thì mình thêm tinh tấn, mình mà lười biếng thì họ sách tấn mình hay là mình có lầm lỗi thì họ chỉ cho mình. Đạo tràng lập ra là để có lực, đông người lúc nào cũng có lực hơn là một mình. Vậy Thầy khuyên Phật tử nên gia nhập Đạo tràng để tiến tu.