Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người biết là một Thiền sư tài ba, giảng viên, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó ông còn là một nhà khảo cứu, nhà văn, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Phật giáo ở phương Tây. Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt là một một tác phẩm tuyệt vời của vị Thiền sư tài ba Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách này giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, tất cả đều xuất phát từ thực tế và cần một quá trình lĩnh ngộ, giác ngộ và lĩnh hội. Với chất văn giản dị, nhẹ nhàng rất riêng của mình, tác giả đã giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận triết lý của Phật giáo. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Theo gót chân Bụt của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-duong-xua-may-trang-pdf-12.html
để tải về Ebook Sách Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Vượt sông hằng được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Siddhatta vượt sông Ganga và đi sâu vào nội địa Magaha. Đây là một vương quốc nổi tiếng có nhiều vị ẩn tu bậc lớn. Siddhatta quyết đi tìm cho được vị chân sư có thể trao truyền cho bí quyết siêu sinh thoát tử. Phần lớn những nhà tu hành này đều cư trú trong chốn núi rừng. Theo sự chỉ dẫn của các bạn đồng tu, Siddhatta đi tìm họ để tham vấn, học hỏi, thực tập. Hễ nghe nơi nào có vị chân sư là Siddhatta tìm tới, dù phải vượt núi băng ngàn, dù phải dầm sương dãi nắng tháng này qua tháng khác.
Siddhatta đã gặp những người tu thuộc phái lõa thể. Họ không có một mảnh áo quần tối thiểu nào trên người họ. Ông cũng đã gặp những nhóm người tu khổ hạnh. Những người này không nhận thức ăn cúng dường của nhân gian. Họ chỉ ăn rễ cây, đọt cây và trái rừng. Họ để cho nắng gió và mưa bão hành hạ xác thân họ. Họ tin rằng chịu đựng được những khổ hạnh như thế thì sau khi chết họ sẽ sinh lên cõi trời. Có một hôm Siddhatta nói với họ:
- Dù các bạn có sinh lên cõi trời đi nữa thì những đau khổ trên trần gian vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta tu đạo tức là đi tìm phương thuốc giải khổ cho cuộc đời chứ không phải tìm cách trốn tránh cuộc đời. Đã đành là nếu ta o bế thân thể ta như những người chủ trương ăn chơi kia, thì ta không giúp được gì cho cuộc đời, nhưng nếu ta hành hạ thân thể ta, ta cũng chẳng giúp được gì hơn cho cuộc đời là mấy.
Nói xong, Siddhatta từ giã họ và tiếp tục con đường tham cứu học hỏi của mình. Ông tìm tới nhiều đạo tràng khác nhau. Có nơi ông lưu trú lại trong ba tháng để thực tập. Có nơi ông lưu trú lại sáu tháng. Niệm lực và định lực của ông nhờ sự thực tập càng ngày càng tăng tiến, nhưng đạo lớn của sự vượt thoát tử sinh ông vẫn chưa tìm được. Đôi khi ngồi thiền tập trong rừng, hình ảnh của vua cha, của Yasodhara và Rahula cũng như những hình ảnh của quãng đời niên thiếu hiện về. Năm tháng qua thật mau. Mới đó mà hai năm đã trôi qua từ ngày Siddhatta rời bỏ xứ sở. Siddhatta nhiều khi không khỏi sốt ruột. Tuy vậy, đức tự tin vẫn còn rất mạnh trong ông.
Một thuở nọ, Siddhatta ẩn cư trên sườn đồi Pandava cách kinh đô Rajagaha của vương quốc Magadha không xa. Một hôm, ông cầm bát xuống núi, đi vào kinh thành khất thực. Dáng đi của ông nghiêm túc và khoan thai. Phong thái của ông trầm tĩnh. Hai bên đường người ta dừng lại để nhìn vị sa môn khất sĩ. Ông đang đi trên đường phố mà ung dung như một con sư tử đang đi giữa chốn sơn lâm. Tình cờ xa giá của quốc vương Magadha đi ngang qua đó. Vua Bimbisara cho dừng xe lại để quan sát ông. Rồi vua ra lệnh cho một thủ hạ đem thức ăn đến cúng dường vị sa môn khất sĩ này, và tìm cách theo dõi ông ta về nơi ẩn cư của ông cho biết chỗ.
Chiều hôm sau, vua Bimbisara tìm lên nơi ẩn cư của Siddhatta. Để xe tứ mã dưới chân đồi, vua leo lên cùng với một tên thị vệ. thấy Siddhatta đang ngồi dưới một gốc cây, vua tiến tới chào. Siddhatta đứng dậy. Nhìn cách ăn mặc của vua, ông biết đây là quốc vương Magadha. Ông chỉ một phiến đá gần đó và chắp tay mời vua ngồi, và ông cũng ngồi xuống bên một phiến đá đối diện.
Thấy dáng điệu và tư cách thanh tao đặc biệt của ông thầy tu, vua Bimbisara rất đỗi ngạc nhiên và khâm phục. Vua nói:
- Trẫm là quốc vương xứ Magadha. Trẫm đến để kính mời sa môn về kinh thành với trẫm. Trẫm ước ao có sa môn bên mình để được thấm nhuần đạo đức của ngài. Có được ngài bên trẫm, chắc chắn nước Magadha sẽ có hòa bình và thịnh trị.
Siddhatta mỉm cười:
- Tâu đại vương, bần đạo đã quen sống ở chốn núi rừng.
- Sa môn ở đây thật là cực khổ. Giường chiếu không có, người hầu hạ cũng không. Nếu ngài chấp nhận về với trẫm, trẫm sẽ để dành cho ngài riêng một cung điện. Ngài về để dạy dỗ ...
- Đại vương, đời sống cung điện không thích hợp với bần đạo. Bần đạo đang cố công tìm cho ra con đường giải thoát để có thể cứu độ cho mình và cứu độ cho những kẻ khác. Đời sống cung điện không thích hợp với hoài bão của kẻ tu hành này.
- Ngài còn trẻ, mà quả nhân lại cần một tâm hồn bạn hữu. Mới trông thấy ngài lần đầu, trẫm đã đem lòng mến yêu. Ngài hãy về với trẫm. Nếu cần trẫm sẽ chia một nửa giang sơn này cho ngài trị vì, rồi đến khi tuổi cao, ngài sẽ trở về cuộc đời của kẻ xuất gia, như vậy cũng chưa muộn.
- Bần đạo xin cảm ta tấm lòng chiếu cố của đại vương, nhưng quả thật giờ đây bần đạo chỉ có một ước vọng mà thôi: đó là ước vọng tìm cho ra chánh đạo để cứu giúp muôn loài. Thì giờ đi qua rất mau, tâu bệ hạ. Nếu ta không xử dụng năng lực của tuổi trẻ để thực hiện điều ta mong ước thì không mấy chốc tuổi già sẽ đến và ta sẽ hối tiếc, với lại, cuộc sống rất vô thường. Cái khổ của sinh lão bệnh tử luôn luôn rình rập ta. Những ngọn lửa phiền não nội tâm như tham vọng, giận dữ, oán thù, si mê, ganh ghét, và kiêu mạn đang nung nấu tâm hồn ta. Ta chỉ có thể đạt tới an lạc thật sự nếu ta tìm được con đường. Chỉ khi nào Đạo Lớn được tìm ra, mọi loài mới có một đường thoát. Nếu bệ hạ có lòng yêu mến bần đạo thì xin bệ hạ để cho bần đạo được theo đuổi con đường mà kẻ tu hành này đã hướng đến từ lâu.
Càng nghe, vua Bimbisara càng lấy làm cảm phục vị sa môn khất sĩ. Vua nói:
- Quả nhân rất sung sướng được nghe những lời nói đầy cương nghị và đầy đạo hạnh của ngài. Kính bạch đại đức sa môn! Ngài là người xứ nào, dòng họ của ngài là dòng họ nào? Ngài có thể cho quả nhân được biết hay không?
- Tâu đại vương, bần đạo xuất thân từ vương quốc Sakya. Dòng họ của bần đạo là Sakya. Vua Suddhodana là người thân sinh ra bần đạo, hiện trị vì ở Kapilavatthu, và mẹ của bần đạo là phu nhân Mahamaya. Bần đạo vốn là thái tử Đông cung, nhưng vì muốn xuất gia tìm Đạo mà phải rời bỏ cha mẹ, vợ con và cung điện, kể đã được hơn ba năm trời.
Vua Bimbasara rất đỗi ngạc nhiên. Vua thốt lên:
- Thế ra ngài cũng là người thuộc giới cành vàng lá ngọc! Trẫm hân hạnh được gặp ngài. Bạch sa môn! Giữa hoàng gia xứ Sakya và hoàng gia xứ Magadha đã có liên hệ thân hữu lâu đời! Trẫm đã dại dột dám đem danh lợi ra mà thuyết phục một vị đại sa môn! Xin sa môn tha thứ cho trẫm. Trẫm chỉ xin ngài một ân huệ là thỉnh thoảng viếng thăm cung điện để trẫm được cơ duyên cúng dường, rồi khi nào tìm ra được Đạo lớn, xin ngài từ bi trở về chỉ dạy cho đệ tử. Xin ngài hứa cho.
Siddhatta chắp tay đáp lễ:
- Bần đạo xin hứa là khi nào tìm ra được đạo, bần đạo sẽ trở về chia xẻ với đại vương.
Cuộc tiếp kiến chấm dứt. Vua Bimbasara cúi đầu chào vị sa môn rất thấp và cùng tên cận vệ xuống núi.
Sa môn Siddhatta rời bỏ chỗ ẩn cư của ông ngay sau ngày hôm đó. Ông không muốn bị bận rộn vì sự lui tới cúng dường của hoàng gia. Hướng về phía Nam, ông đi tìm một nơi khác thuận lợi cho sự tu tập. Nhờ người mách bảo, ông tìm tới đạo tràng của đạo sĩ Uddaka Ramaputta. Ông nghe nói đạo sĩ có chứng đắc cao siêu lắm. Đạo tràng của đạo sĩ Ramaputta không xa thủ đô Rajagaha mấy. Đạo sĩ có tới gần bảy trăm vị đệ tử, ba trăm tu học tại chỗ và gần bốn trăm tu học tại những cơ sở địa phương.
Để đọc online trọn bộ Sách Theo gót chân Bụt kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! con chưa hiểu rõ giữa số mạng và nghiệp báo giống nhau hay khác nhau? Kính xin Thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ. Con cám ơn Thầy.
@Vũ Thị Vân Anh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Theo Nho giáo, con người sinh ra đời, mỗi người đều có số mạng hay thiên mạng định sẵn. Chính vì thế mà người ta thường nói đùa là giày dép còn có số, Tuy đây là câu nói đùa, nhưng ngầm ý là muốn nói mỗi người đều có số đã được một bàn tay nào đó đã đặt định an bày sẵn. Như những việc thành bại, thạnh suy, nhục vinh, vui khổ v.v… ở đời mỗi mỗi đều do trời sắp đặt cho. Bởi thế nên mới có câu nói: “nhứt ẩm nhứt trác giai do tiền định”. Nghĩa là một miếng ăn một miếng uống đều đã được an bày sẵn trước.
Theo nhà Phật, thì cho những điều xảy ra mà con người phải nhận lãnh, gọi đó là nghiệp báo. Nghiệp báo là cái nhân do chúng ta tạo từ trong quá khứ, nay sanh ra đời phải chịu thọ lãnh, như tật nguyền hay đau ốm v.v… Nghiệp là nhân đã tạo, báo là quả phải trả. Như vậy, nếu đứng về mặt sẵn có, thì cả hai bên đều thừa nhận như nhau.
Sự sai biệt của mỗi người ngay từ lúc khởi đầu trong cuộc sống là một chứng minh cho điều đó. Sự sai khác nầy do ai đặt định? Nho nói: “Số trước đã định”. Phật nói: “Nghiệp trước gây nên”. Nghĩa là cả hai bên đều thừa nhận có cái sẵn từ trước. Chẳng qua chỉ dùng từ ngữ diễn tả khác nhau mà thôi. Một bên nói số, một bên nói nghiệp. Như vậy, cả hai bên giữa nhà Nho và nhà Phật chấp nhận giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề nầy, nếu xét sâu hơn, chúng ta thấy có rất nhiều điểm không giống nhau. Không giống nhau về nguyên nhân, về xuất phát, về cảm thọ, về hoán cải và về định chế v.v…
Về nguyên nhân và xuất phát. Người tin vào số mạng hay thiên mạng, thì suốt đời ta không cải đổi được. Như số đã định nghèo, thì suốt đời phải chịu nghèo, không thể nào cất đầu lên nổi. Ngược lại người giàu có cũng thế. Như vậy, là ta phải bó tay cam chịu trong cái khuôn định sẵn, suốt đời không thoát ra được. Đã thế, thì còn gì là giá trị ý nghĩa của sự sống ? Số định cho ta vui, thì ta vui; số định cho ta khổ, thì ta khổ. Nghĩa là mọi việc ta đều thả trôi buông xuôi theo số phận, tới đâu hay đó.
Như thế, quả ta là kẻ bất lực, vô trách nhiệm gởi gắm thân phận mình cho một cái viễn vông mơ hồ, mà ta không hề biết. Với tinh thần khoa học thực tế, thì không ai có thể chấp nhận được vấn đề nầy. Thế thì, nếu xét về nguyên nhân, xuất phát, thì ta không biết do ai gây ra, cứ đổ trút cho số phận hay trời đã định là xong chuyện.
Phật giáo, với thuyết nghiệp báo, không chấp nhận như thế. Theo Phật giáo, bất cứ việc gì xảy ra trên cõi đời nầy, dù nhỏ hay lớn, dù hữu hình hay vô hình, tất cả đều phải có nguyên nhân cả. Không có một việc gì gọi là tự nhiên hay khi không mà có. Theo thuyết nghiệp báo, thì đời nầy ta chịu khổ đau hay vui sướng, đó là kết quả của đời trước hay nhiều đời trước mà chính do ta đã gây ra. Không một bàn tay nào tạo thế cho ta. Mình làm mình chịu trách nhiệm, không đổ thừa, đổ tháo cho ai cả. “Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” (Truyện Kiều). Như đời nay sanh ra ta bị nghèo khổ, sống trong cảnh cơ cực lầm than, bởi do đời trước ta không tu hạnh bố thí. Thấy ai nghèo khổ đói khát, ta ngoảnh mặt làm ngơ, không một chút từ tâm thương xót. Nêu ra một việc nhỏ như thế, để từ đó chúng ta có thể xét đến trăm ngàn việc khác.
Về cảm thọ và hoán cải hay định chế. Người tin vào số mạng cho rằng, làm sao đổi được số? Nhất là số trời đã định còn ai dám can thiệp vào. Trời đã định, không dám làm trái lòng trời. Người Phật tử tin vào thuyết nghiệp báo thì không như thế. Vì nghiệp có thể chuyển đổi được. Cho nên nói, tu là chuyển nghiệp.
Như người xưa kia có tánh nóng nảy hay sân si, nay biết tu chuyển đổi bỏ bớt. Hay như người nghiện ngập cờ bạc, hút xách, rượu chè say sưa v.v… vì trước kia mê lầm nên tạo lắm điều khổ mình khổ người, nay tỉnh giác hồi đầu hối cải sửa sai, quyết định cai bỏ nghiện ngập và từ đó, họ có một đời sống thay đổi an vui hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Thế thì, nghiệp lực có thể chuyển được từ xấu trở thành tốt, chớ không phải cố định cứng ngắc, theo kiểu trời kêu sao dạ vậy. Nếu tin vào một định chế bất di bất dịch, thì xã hội nầy làm sao cải tiến và mọi người phó thác cho định mệnh, không thể nào vươn lên cầu tiến. Như thế, thì thử hỏi làm sao cá nhân, gia đình và xã hội tiến bộ cho được? Người tin vào số mạng, theo kiểu định kiến, thì chỉ còn có nước ngồi đó khoanh tay chờ chết, chớ làm sao cải đổi cho được. Như thế thì trách nhiệm con người ở đâu? Và như thế, thì xã hội sẽ trở thành lạc hậu mất rồi!
Tóm lại, giữa số mạng hay thiên mạng và nghiệp báo thật khác nhau rất xa. Chỉ giống nhau một điểm là cái sẵn có như trên đã nói qua. Ngoài ra, tất cả đều dị biệt. Để so sánh rõ hơn về vấn đề nầy, sau đây, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn so sánh phê bình giữa thuyết số mạng và nghiệp báo trong quyển sách Hé Mở Cửa Giải Thoát do Thiền Sư Thích Thanh Từ biên soạn. Ở đoạn kết luận Phê bình, trang 64, Hòa Thượng có nêu ra so sánh phê bình như sau: “Nói số mạng là mơ hồ không xác thực. Nghiệp báo là thực tế rõ ràng. Thuyết số mạng đưa con người vô trách nhiệm về hành động của mình. Nghiệp báo dạy người nhận lấy trách nhiệm do mọi hậu quả tốt xấu đến với mình. Số mạng khiến con người thụ động, tiêu cực phó thác liều lĩnh. Nghiệp báo xây dựng con người chủ động, tích cực, nỗ lực và sáng tạo. Số mạng tập con người yếu đuối, an phận đầu hàng. Nghiệp báo chỉ cho ta phải cố gắng can đảm và thăng tiến. Số mạng thích hợp với thời quân chủ phong kiến. Nghiệp báo thích hợp với thời dân chủ tự do. Ứng dụng thuyết nghiệp báo trong cuộc sống, chúng ta thấy mình đồ sộ hiên ngang đầy đủ quyền năng trong cuộc kiến tạo con người và vũ trụ”.