Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người biết là một Thiền sư tài ba, giảng viên, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó ông còn là một nhà khảo cứu, nhà văn, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Phật giáo ở phương Tây. Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt là một một tác phẩm tuyệt vời của vị Thiền sư tài ba Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách này giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, tất cả đều xuất phát từ thực tế và cần một quá trình lĩnh ngộ, giác ngộ và lĩnh hội. Với chất văn giản dị, nhẹ nhàng rất riêng của mình, tác giả đã giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận triết lý của Phật giáo. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Theo gót chân Bụt của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-duong-xua-may-trang-pdf-12.html
để tải về Ebook Sách Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Bát sữa cứu mạng được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Từ hôm ấy về sau, mỗi ngày Svastika đều có ghé vào rừng thăm Siddhatta. Những hôm nào cắt được đầy gánh cỏ thì Svastika ghé vào và ăn trưa với Siddhatta. Nắng càng gay gắt thì cỏ càng ít đi vì vậy có hôm Svastika phải đợi đến xế chiều mới vào thăm vị sa môn trong rừng được. Có khi Svastika vào rừng thì gặp lúc Siddhatta đang ngồi thiền tọa. Những lúc ấy cậu bé chỉ ngồi ngắm Siddhatta một hồi rồi lặng lẽ đi ra khỏi rừng, sợ làm phiền nhiễu đến công phu thiền tập của thầy. Chỉ khi nào vào rừng mà gặp Siddhatta đang đi kinh hành thì Svastika mới dám đến gần để được truyện trò chốc lát.
Năm bảy hôm một lần, Svastika cùng gặp Sujata trong rừng. Hôm nào chị Sujata cũng đem dâng cho Siddhatta một nắm cơm và một ít thức ăn, hoặc muối mè, hoặc đậu phụng, hoặc nước sốt cà – ri, có hôm chị đem theo cả sữa hoặc để hồ hoặc đường phèn. Hai chị em đã từng có dịp nói chuyện nhiều lần ở cửa rừng, bên cạnh những con trâu ăn cỏ. Có khi Sujata đi với cô em gái tên là Supriya, trạc chín mười tuổi. Svastika nghĩ thầm là một hôm nào đó nó cũng sẽ đưa các em nó vào rừng để thăm Siddhatta. Nó sẽ ẳm con Bhima. Bala sẽ dắt tay thằng Rupak. Thế nào chúng nó cũng lội qua sông được ở khúc sông cạn nhất gần đó.
Sujata đã kể lại cho Svastika nghe những gì mà chị ấy biết về vị sa môn tên Siddhatta. Chị ấy đã làm quen với Siddhatta mấy tháng nay rồi, và từ hôm ấy đến nay mỗi ngày chị đều có đem cơm cúng dường Siddhatta vào khoảng trước giờ ngọ. Cái hôm đầu tiên mà chị Sujata được gặp Siddhatta là một ngày rằm. Nghe lời mẹ, chị Sujata mặc sari mới màu hồng, bưng một mâm bồng đầy thức cúng vào cửa rừng để cúng các thần linh. Trên mâm có bánh, có sữa, có đề hồ, có mật. Đó là vào khoảng giữa trời trưa. Trời nắng khá lớn. Mới tới bờ sông, Sujata thấy một người nằm sóng soài dưới nắng. Sujata đặt mâm xuống bên bờ cỏ và chạy tới quan sát.
Người này còn thoi thóp thở. Ông ta ốm lắm, chỉ còn da bọc xương. Hai mắt ông ta nhắm nghiền. Má ông ta hóp hẳn lại như ngưòi đã lâu ngày thiếu ăn. Tóc và râu của ông ta ra dài, chắc đã lâu ngày rồi không cạo. Nhìn cách phục sức của ông ta, Sujata biết đây là một ông thầy tu núi. Vốn là một cô bé thông minh, Sujata biết rằng ông này té xỉu vì đói quá. Cô bé liền cúi xuống lấy bình sữa rót đầy vào một cái bát nhỏ đem theo. Rồi cô kê bát sữa vào môi người kia và đổ xuống từng giọt. Ban đầu người ấy không đáp ứng. Nhưng sau đó đôi môi động đậy và người ấy há miệng ra. Sujata kê hẳn bát sữa vào miệng người ấy và đổ sữa vào từ từ. Người ấy bắt đầu uống. Chẳng mấy chốc bát sữa đã cạn.
Sujata ngồi xuống một bên bờ cỏ để đợi phản ứng. Người kia từ từ ngồi dậy, mở mắt. Thấy Sujata, người ấy mỉm cười. Ông kéo chiếc khăn choàng lại trên vai, ngồi xếp bằng lại trên bờ cỏ, trong tư thế hoa sen, thân hình rất thẳng, và bắt đầu thở. Thế ngồi của ông rất vững và rất đẹp. Tưởng đây là một vị thần linh của rừng núi hiện ra để thử mình, cô bé chắp hai tay để lại xuống, nhưng người ấy đã đưa một bàn tay ra ngăn lại. Sujata còn ngẩn ngơ thì người ấy lên tiếng nhỏ nhẹ bảo cô:
- Con rót thêm cho ta một ít sữa nữa.
Sung sướng, Sujata rót sữa đầy bát dâng lên. Người ấy tiếp lấy và uống cạn. Sữa thật là mầu nhiệm. Trong chưa đầy một khắc đồng hồ, sức khoẻ người ấy hình như đã được phục hồi. Mắt người đó thật sáng. Nụ cười người đó thật hiền. Sujata hỏi thăm về duyên cớ tại sao người ấy ngất xỉu giữa đường. Người ấy nói:
- Ta tu ở trong rừng này. Vì tu khổ hạnh lâu ngày nên thân thể ta yếu mòn. Hôm nay ta đã quyết định xuống xóm để hoá trai, nhưng đi đến đây thì kiệt sức. May mà con đến kịp để cứu ta.
Ngồi trên bờ sông, người ấy kể cho Sujata nghe sơ lược về cuộc đời tu hành của ông. Nhờ đó mà Sujata biết được rằng vị sa môn mà mình đã cứu thoát chết tên là Siddhatta, con của một vị quốc vương đang trị vì ở nước Ca tỳ la vệ, Sujata ngồi nghe rất chăm chú, Siddhatta nói với cô bé:
- Ta đã thấy rằng kìm chế xác thân không phải là con đường có thể giúp con người đạt Đạo. Thân thể không phải chỉ là một dụng cụ. Thân thể là đền thờ của tâm linh, thân tể là chiếc thuyền vượt biển. Vì vậy ta đã từ bỏ con đường kìm chế xác thân bằng sự đói khát và bằng sự chịu đựng. Ta đã quyết định mỗi ngày sẽ xuống xóm để hoá trai vào giờ ngọ.
Sujata chắp tay:
- Nếu thầy cho phép thì mỗi ngày con sẽ đem dâng cúng thực phẩm cho thầy. Thầy cứ ở trong rừng mà hành đạo, đừng xuống xóm để khỏi mất thì giờ. Nhà con cũng gần đây thôi, và ba mẹ con cũng sẽ bằng lòng cho con mỗi ngày đem cơm dâng cúng cho thầy.
Siddhatta im lặng. Một lát sau, ông nói:
- Ta vui lòng nhận cơm cúng dường của con mỗi ngày. Nhưng ta cũng muốn thỉnh thoảng đi vào xóm để khất thực và tiếp xúc với bà con trong xóm. Hôm nào con đưa ta tới nhà con nhé. Ta muốn làm quen với ba và mẹ của con. Ta cũng muốn gặp các em bé khác trong xóm.
Sujata mừng rỡ. Cô bé chắp tay bái tạ. Cô rất vui khi nghĩ đến lúc được vị sa môn này ghé lại nhà và thăm ba mẹ của cô. Cô không nghĩ rằng cúng dường cho vị sa môn này là tốn kém. Gia đình cô ta là một trong những gia đình khá giả nhất ở Uruvela. Nhưng Sujata không muốn nói điều ấy ra. Cô nghĩ đây là một ông thầy tu núi rất quan trọng gấp mấy lần cúng dường các vị thần núi thần rừng. Sau này mà Siddhatta tìm được Đạo thì cuộc đời sẽ được vơi bớt bao nhiêu là nỗi khổ.....
Siddhatta đã chỉ cho Sujata rặng núi Dangsiri nơi có những hang động mà Siddhatta đã từng cư trú để hành đạo. Rồi ông nói:
- Bắt đầu từ hôm nay, ta sẽ không cư trú ở đó nữa. Bên bờ sông, có một khu rừng rất mát và có một cây pipala thật sum xuê. Ngồi dưới gốc cây ta có thể thấy được cả dòng sông. Ta đã chọn nơi ấy để tu hành. Mai mốt khi con đem theo thức ăn cúng dường cho ta, con sẽ đem tới đấy. Để ta đưa con đi xem qua chỗ ấy cho biết.
Rồi ông đưa Sujata vào thăm khu rừng êm mát bên bờ sông Neranjara. Ông chỉ cho cô bé xem gốc cây pippala mà ông thường ngồi để thiền định. Sujata ngắm thân cây rồi ngửng lên nhìn cành lá. Cây lớn quá. Cây che mát cả một vùng khác rộng. Đây là một loại cây đa, lá lớn bằng bàn tay Sujata. Lá cây giống như trái tim và có những cái đuôi thật dài. Sujata nghe tiếng chim hót ríu rít. Nơi đây quả là một nơi thanh tịnh và êm mát. Sujata cũng đã có lần tới đây với ba mẹ cô để dâng cúng phẩm vật cho thần linh.
- Vậy đây là nhà mới của thầy, có phải thế không? Sujata nhìn Siddhatta với hai mắt to và tròn lấp láy. Mỗi ngày con sẽ vào đây thăm thầy.
Siddhatta gật đầu. Ông đưa tiễn Sujatara cửa rừng, rồi trở về gốc cây ngồi thiền tọa.
Từ hôm đó, ngày nào Sujata cũng mang cơm hoặc bánh vào cúng dường vị sa môn, trước khi mặt trời đứng bóng. Có khi cô bé mang theo cả sữa, hoặc đề hồ. Có khi Siddhatta cầm bát tự mình đi vào làng khất thực. Ông đã gặp đựoc cha mẹ của Sujata, và biết rằng cha của Sujata là vị hương cả trong làng. Sujata cũng đưa cho ông đi và gặp những đứa trẻ khác mà cô bé quen ở trong xóm. Cô cũng đưa ông ta tới nhà người thợ cạo và nhờ người này cạo sạch tóc và râu cho vị sa môn. Sức khỏe của Siddhatta phục hồi thật mau chóng. Siddhatta cũng cho cô bé thí chủ biết rằng công phu thiền quán của người đang mang lại nhiều hoa trái quan trọng. Cho đến một hôm, Sujata được gặp Svastika.
Hôm ấy Sujata đến sớm và đã được Siddhatta nói cho nghe về cuộc gặp gỡ với Svastika chiều hôm trước. Sujata vừa mới ngỏ ý muốn được gặp Svastika thì Svastika đã hiện ra trong rừng. Sau này có dịp gặp Svastika, Sujata đã hỏi thăm về các em của Svastika. Và Sujata cũng đã cùng với Purna tới nhà Svastika chơi. Purna là con hầu mới của Sujata. Con hầu cũ, tên là Radha, đã bị bệnh thương hàn chết cách đây hai tháng. Trong những lần thăm viếng sau này Sujata đã đem cho các em của Svastika một ít áo quần cũ nhưng lại rất tốt. Và Sujata đã ẵm bé Bhima trước sự ngạc nhiên của con hầu Purna. Sujata dặn Purna đừng mách cho ba mẹ cô biết là cô đã ẵm trong tay một em bé ngoại cấp.
Một bữa trưa hôm nọ, bọn trẻ rủ nhau vào thăm Siddhatta khá đông. Các em của Svastika đều có mặt. Sujata rủ theo Balagupta, Vijayasena. Ulluvillike và Jatilika. Bốn người này đều là bạn gái của Sujata. Sujata cũng mời được chị họ là Nandabala cùng đi. Chị Nandabala đã mười sáu tuổi. Anh Nalaka năm nay đã mười bốn. Còn Subash mới chín tuổi. Mười một đứa ngồi thành một vòng cung trước mặt Siddhatt. Hôm ấy ngoài ngoài thức ăn đem theo để cúng dường vị sa môn, bọn trẻ còn đem theo thức ăn trưa của chúng. Sau khi dâng cơm cho Siddhatta, bọn trẻ cũng mở thức ăn của mình ra ăn trong yên lặng. Bala và Rupka đã được anh dặn dò và huấn luyện kỹ càng rồi cho nên chúng ngồi ăn thật nghiêm trang. Bé Bhimba mở to mắt nhìn mọi người: chưa bao giờ bé thấy nhiều người như thế. Bé ngồi thật ngoan trong lòng Svastika và không hề khóc.
Hôm ấy Svastika đã cúng dường một ôm cỏ mới cho Siddhatta. Hôm ấy Svastika cũng đã nhờ đứa bạn chăn trâu của nó là thằng Gavampati coi trâu giùm trong giấc trưa. Ngoài ruộng trời đã nắng gắt lắm nhưng trong rừng bọn trẻ đang cùng với vị sa môn ngồi trong bóng cây im mát. Cây pippala này lớn quá, cành lá xờ ra che mát cả một vùng lớn bằng cả mười mấy căn nhà. Bọn nhỏ chia xớt thức ăn cho nhau. Rupka và bé Bala hôm nay được ăn bánh chappati với nước xốt cà ri. Chúng cũng được ăn cơm trắng chấm muối đậu phụng và muối mè. Sujata và Balagupta đã đem đủ nước uống cho mọi người. Không khí ở đây thật lặng lẽ, nhưng niềm vui ở đây thật lớn lao.
Hôm ấy theo lời của Sujata thỉnh cầu, Siddhatta đã kể cho bọn trẻ nghe về cuộc đời của mình. Bọn trẻ đã ngồi nghe say mê từ đầu đến cuối.
Để đọc online trọn bộ Sách Theo gót chân Bụt kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Kính thưa thầy, vào giờ con niệm Phật công cứ, trong tư tưởng con thường hay mong muốn thấy hình tượng Phật Di Đà và hình tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Xin hỏi: sự mong muốn đó có lỗi gì không ?
@Nguyễn Lan Anh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Xin thưa ngay trong lúc liên hữu đang niệm Phật mà vọng cầu như thế thì thật là có lỗi. Lỗi nầy liên hữu cần nên tránh. Liên hữu nên nhớ, Phật Tổ dạy chúng ta niệm Phật với thâm ý là để cho chúng ta diệt trừ phiền não, cho tâm ta được an định. Niệm Phật mà tâm không an định, đó là chúng ta đã niệm Phật sai rồi. Lẽ ra khi niệm Phật công cứ hay không công cứ cũng phải như thế. Ngược lại, đằng nầy liên hữu không niệm như thế mà còn niệm Phật với tâm vọng động mong cầu cho được thấy hình tượng Phật và Bồ tát, thì quả đó là một sai lầm rất lớn. Vì sao? Vì có mong cầu là có vọng tưởng. Niệm Phật mà còn có vọng tưởng như thế, thì làm sao tương ưng với pháp môn niệm Phật. Và như thế, thì đã trái với yếu lý niệm Phật mà Phật Tổ đã chỉ dạy rồi.
Tôi xin nhắc lại để cho liên hữu chú ý là: “niệm Phật mục đích chính là để dứt trừ phiền não”. Phiền não có giảm thiểu, thì tâm ta mới được an lạc. Tâm có an lạc, thì mới có được lợi ích hiện đời và tương lai mới có hy vọng vãng sanh. Bởi tâm có an lạc thì mới tương ưng với cảnh giới Cực lạc mà chúng ta đang quy hướng.
Nhưng ở đây thì trái lại, liên hữu niệm Phật mà còn có khởi vọng tâm mong cầu để thấy Phật và Bồ tát, thì đó là điều trái với sự niệm Phật. Khi niệm Phật, hành giả chỉ nhiếp tâm vào câu hiệu Phật không nên vọng nghĩ điều gì. Chư Tổ thường dạy là : « tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau và phải niệm cho rành rõ ».
Niệm Phật tuy có nhiều cách, nhưng cách tốt nhứt vẫn là trì danh niệm Phật. Nhưng dù niệm Phật cách nào đi chăng nữa, điều tối kỵ là có vọng tâm mong cầu. Bất cứ mong cầu điều gì cũng là bệnh cả. Đó là bệnh vọng tưởng phiền não. Tối kỵ nhứt là vọng cầu thấy hình tượng Phật bên ngoài. Có vọng cầu dù là vọng cầu thấy Phật, đó cũng là phiền não vọng tưởng mà thôi. Đã có phiền não thì đã trái với Sự và Lý niệm Phật rồi. Liên hữu nên nhớ, tất cả đều từ tâm mà ra.
Nếu khi liên hữu mong muốn thấy Phật, thì chính cái mong muốn đó là vọng tưởng. Còn có vọng tưởng là còn sanh diệt, tức nhiên còn có vui buồn vừa ý hoặc không vừa ý. Vừa ý thì vui, không vừa ý thì buồn. Đó là ma vui ma buồn dẫn dắt liên hữu. Như vậy là niệm trên sự buồn vui chớ đâu phải niệm Phật. Điều nầy rất quan trọng mà tất cả liên hữu chúng ta cần phải lưu ý.
Có người khi họ niệm Phật, thay vì tập trung tâm ý vào câu Phật hiệu, cho tâm được thuần nhứt an định, họ lại mơ ước thấy Phật tượng bên ngoài. Khi thấy Phật tượng bên ngoài hiện ra, thì họ rất vui mừng, cho đó là kết quả của sự niệm Phật. Từ đó, mỗi khi niệm Phật, họ đều khởi ý mong cầu cho thấy Phật như thế. Liên hữu nên nhớ, tất cả cảnh đều từ tâm. Dù cảnh tốt hay cảnh xấu cũng đều từ tâm vọng mà ra. Phật Tổ dạy ta niệm Phật là để cho tâm ta được an định. Có an định mới có trí huệ. Có định huệ thời không có phiền não. Không phiền não, thì mới được nhứt tâm. Đó là chủ yếu mà trong Kinh tiểu bổn Di Đà, đức Phật Thích ca đã dạy chúng ta như thế. Niệm Phật để được đi dần đến chỗ « Nhứt tâm bất loạn », niệm Phật như thế mới hợp với ý Phật Tổ dạy.
Còn có tâm vọng cầu là còn chạy theo cảnh duyên bên ngoài. Còn theo cảnh duyên bên ngoài đó là cửa ngỏ dễ bị ma dẫn dắt. Giả như có thấy Phật thiệt ứng thân đi nữa, cũng chưa phải là thấy Phật, đừng nói chi thấy Phật qua hình tượng.
Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật đã từng dạy :
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
Nghĩa là:
Nếu ai cho rằng thấy sắc tướng của Phật mà cho là thấy Phật hay nghe âm thanh của Phật thuyết giảng mà khởi tâm tìm cầu Phật. Phật nói: « kẻ đó đang thật hành đạo tà, không bao giờ thấy được Như Lai ». Tại sao thế? Cũng trong Kinh nầy, ở một đoạn khác Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Nghĩa là: phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các tướng, chẳng phải tướng thật, chính đó mới thấy được Như Lai. Như lai là bất sanh bất diệt, còn các tướng đều sanh diệt hư dối không thật. Đã là hư dối, thì tại sao ta lại mong cầu? Phật tử nên nhớ, Phật dạy, ngoài tâm mà cầu Phật đó là ngoại đạo.
Như vậy, người muốn thấy Phật phải thấy bằng cách nào? “Phải thấy không chỗ để thấy, tức là phải ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Còn có tâm dính mắc vào bất cứ cảnh nào, cũng đều là tà ngoại cả, chớ không phải thấy Phật thiệt. Phật thiệt phải chính ở nơi bản tâm mình. Khi nào tâm mình lặng hết vọng tưởng, thì ngay đó Phật thiệt của mình mới hiện ra, khỏi cần tìm kiếm ở đâu xa. Còn có khởi tâm tìm kiếm là đã sai rồi. Nói rõ hơn là đã mất ông Phật thiệt của mình rồi. Vì ông Phật ứng thân giáng sanh ở Ấn Độ sống được 80 năm rồi nhập diệt, ông Phật đó cũng là ông Phật giả mà thôi. Vì ông Phật đó có sanh có diệt.
Bây giờ, người ta đi qua Ấn Độ đâu có ai còn thấy ông Phật Thích Ca đó nữa. Ông Phật có sắc thân với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp mà còn không có thiệt, hà tất gì ông Phật do người ta tạo ra bằng cốt sắt xi măng hay bằng gỗ giấy mà có thiệt hay sao?
Tu hành mà dụng tâm sai, thì đó là đầu mối của ma vương dẫn dắt. Nếu hành giả không khéo thì sẽ nguy hiểm vô cùng. Chúng ta nên nhớ rằng, bọn ma nó có ngũ thần thông, nó muốn hiện ra thứ gì cũng được. Tùy theo ý muốn của mình, ham thích thứ gì thì nó sẽ hiện ra thứ ấy.
Thuở xưa, chính Tổ Ưu Ba Cúc Đa là vị Tổ sư thứ tư bên Ấn Độ còn phải bị lầm lẫn khi nó hiện ra hình ảnh đức Phật và các vị Thánh chúng. Là Tổ mà còn lầm ma tưởng là Phật, như thế, còn đối với phàm phu chay như chúng ta thì sao? Bản thân mình đã là ma rồi mà không chịu lo tìm cách để tiêu trừ, mà lại còn vọng cầu thấy nầy thấy nọ, đó là ma lại chồng chất thêm ma nữa.
Tệ hại hơn nữa, có người lại còn đi khoe khoang với mọi người cho rằng mình niệm Phật đã thấy Phật. Hỏi thấy Phật như thế nào? thì họ trả lời là thấy qua Phật tượng giấy. Nếu thấy Phật tượng giấy thì có gì khó khăn đâu. Chúng ta cứ mở to đôi mắt ra là nhìn thấy rồi. Đâu cần đợi đến khi niệm Phật mới thấy hình tượng đó. Như vậy, rõ ràng là họ thấy bằng vọng tưởng của họ. Vậy mà cũng đi khoe với mọi người. Người không hiểu biết, nghe nói tưởng là người đó tu hành công phu khá, vì nhờ tu khá nên mới thấy Phật.
Ngược lại, đối với những người có chút ít kinh nghiệm trong sự tu hành hay họ học hỏi nghiên cứu kỹ kinh điển Phật dạy, nghe nói thế, thì họ lại đâm ra lo sợ và thật đáng thương xót cho người đó. Vì họ biết người đó đã sai lầm rồi. Nhưng vì người đó đã mang nặng mặc cảm định kiến, thì dù cho họ có thật tâm khuyên bảo, nhưng đâu dễ gì mà người đó chịu bỏ.
Thuở xưa, sơ tổ Liên Tông là Huệ Viễn đại sư khi nhập định, ở trong định, Ngài thấy Thánh cảnh Tây phương hiện ra 3 lần. Nhưng Ngài tuyệt nhiên không dám hở môi. Vì sợ người ta hiểu lầm chạy theo cái giả tướng mà mong cầu, thì đó là tai hại vô cùng. Cho nên Tổ yên lặng không bao giờ tiết lộ cho ai biết. Mãi cho đến khi sắp viên tịch, bấy giờ, Tổ mới nói cho các vị đệ tử biết.
Chúng ta nên nhớ, Ngài thấy Thánh cảnh trong lúc nhập định, bởi do nhập định tâm của Ngài thanh tịnh, an định nên nó mới tương ưng với cảnh Cực lạc. Do đó, nên cảnh cực lạc mới hiện ra, chớ không phải do Ngài vọng tâm mong cầu mà thấy. Đó là điều mà ta nên cẩn thận lưu ý.
Ngược lại, chúng ta chưa được như thế, mà khởi tâm mong cầu thì dễ bị ma nó dẫn dắt. Và cái thấy của ta là do vọng tưởng nó lòa hiện ra thôi, chớ không phải là thiệt. Nếu không khéo buông bỏ cứ mãi đắm mê chạy theo cái giả cảnh đó, thì có ngày chúng ta sẽ bị bệnh loạn trí. Đến khi bị ma nó dẫn dắt đi vào con đường mê loạn rồi, thì chừng đó chúng ta có hối hận ăn năn thì cũng đã muộn màng lắm rồi! Chi bằng chúng ta nên tránh nhân thì không có quả. Một khi đã vướng bệnh nặng rồi, thì hết phương cứu chữa. Đó là điều rất tai hại nguy hiểm mà chúng tôi xin thành thật khuyên hành giả nên dè dặt cẩn trọng.
Tóm lại, liên hữu niệm Phật cứ nắm chắc sáu chữ Di Đà mà chuyên niệm, đừng khởi tâm vọng cầu muốn thấy thứ gì cả. Khi nào tâm của liên hữu được an định thanh tịnh rồi, thì chừng đó lo gì liên hữu không thấy Phật. Bởi vì khi đó tâm của liên hữu cùng tâm Phật tương ưng với nhau, nghĩa là nó có cùng một tần số, thì chắc chắn sẽ cảm ứng gặp nhau thôi. Kính mong liên hữu nên chú tâm cẩn trọng vấn đề nầy. Kính chúc liên hữu thành công trong việc niệm Phật cầu vãng sanh.