Con ngựa kanthaka - Đường xưa mây trắng chương 12 - Theo gót chân Bụt

Thứ năm - 26/10/2023 07:20
Câu chuyện về Con ngựa kanthaka được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” kể về sự đấu tranh nội tâm của thái tử Siddhatta giữa ở lại với vợ con hay ra đi tìm đạo, và cuối cùng Thái tử quyết định ra đi cùng người hầu Channa

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người biết là một Thiền sư tài ba, giảng viên, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó ông còn là một nhà khảo cứu, nhà văn, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Phật giáo ở phương Tây. Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt là một một tác phẩm tuyệt vời của vị Thiền sư tài ba Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách này giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, tất cả đều xuất phát từ thực tế và cần một quá trình lĩnh ngộ, giác ngộ và lĩnh hội. Với chất văn giản dị, nhẹ nhàng rất riêng của mình, tác giả đã giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận triết lý của Phật giáo. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Theo gót chân Bụt của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-duong-xua-may-trang-pdf-12.html

để tải về Ebook Sách Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Con ngựa kanthaka được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Sức khẻo của Yasodhara trở lại bình thường, và nàng đã có thể bắt đầu lại công việc, tuy rằng nàng để khá nhiều thì giờ lo cho bé Rahula. Một sáng mùa Xuân nọ, Channa đánh xe song mã đưa Siddhatta và Yasodhara đi ra ngoài thành du ngoạn, theo lời khuyên nhủ của bà Gotami. Rahula cũng được ẵm theo và một cô thị nữ tên Ratna cũng được đi theo để săn sóc bé.

Nắng ấm đã lên. Lá cây xanh mơn mởn. Hoa nở khắp nơi, những cây vô ưu và những cây hồng táo nở hoa đầy mình. Chim chóc ca hát bốn phía. Channa cho xe đi chậm. Có những người dân quê nhận ra được Siddhatta và Yasodhara. Họ đứng dậy đưa cả hai tay lên vẫy. Xe đã ra tới bờ sông Banganga. Bỗng nhiên, Channa ghim cương ngựa lại. Mọi người nhìn về phía trước mặt. Một người đang nằm chặn giữa đường, tay chân người đó co quắp lại. Toàn thân người đó run rẩy. Miệng người đó không ngớt kêu rên. Siddhatta nhảy xuống, lại gần. Channa cũng buộc cương ngựa vào thành xe, nhảy xuống. Người nằm bên đường là một người đàn ông, tuổi chưa tới ba mươi. Siddhatta cầm lấy tay người ấy và ngước mắt hỏi Channa:

- Ngưòi này trúng gió phải không, Channa? Anh hãy giúp ta xoa bóp và đánh gió cho ông ta.

Channa lắc đầu:

- Thưa điện hạ, đây không phải là triệu chứng của người trúng gió. Người này mắc phải chứng dịch hạch. Chứng này hiện chưa có thầy thuốc nào biết cách chữa.

- Khổ chưa, thái tử Siddhatta nhìn kỹ lại người bệnh. Ta có nên chở ông ta về cho ngự y xem xét không?

- Thưa điện hạ, bệnh này ngự y cũng không trị nổi, mà bệnh này lại hay lây. Nếu ta chở người này lên xe thì bệnh có thể lây tới lệnh bà, tới cậu Rahula, và tới cả điện hạ nữa. Xin điện hạ buông tay người ấy ra đi, kẻo nguy hiểm lắm.

Siddhatta vẫn không buông tay người bệnh. Chàng nhìn tay người bệnh rồi nhìn lại tay chàng. Chàng biết chàng là một người mạnh khẻo, nhưng nhìn thấy người bệnh trạc tuổi mình đang nằm trước ngưỡng cửa của cái chết, bao nhiêu sự tự hào về sức khẻo và sự may mắn của riêng mình đột nhiên tan biến hết nơi chàng. Từ bờ sông, bỗng có tiếng khóc than vọng lại. Chàng đưa mắt nhìn lên. Lại một đám ma. Lại một giàn hỏa. Tiếng đọc kinh đã vọng lên chen lẫn với tiếng khóc than và tiếp đến là tiếng phần phật của giàn lửa bốc cháy.

Siddhatta nhìn xuống thì người bệnh dưới chân mình đã tắt thở. Hai con mắt ông ta còn trợn trừng. Chàng đặt bàn tay người ấy xuống, đưa tay vuốt mắt người chết. Khi đứng dậy thì chàng thấy Yasodhara đã đứng dẵn sau lưng chàng không biết từ lúc nào.

Nàng nói giọng nhỏ nhẹ:

- Xin điện hạ xuống rửa tay dưới bến sông. Channa, anh cũng nên xuống sông rửa tay đi. Rồi chúng ta đánh xe vào xóm báo cho nhà chức trách địa phương biết để họ lo liệu.

Đường xưa mây trắng Con ngựa kanthaka

Cuộc du hành mùa Xuân tới dây là chấm dứt. Siddhatta báo Channa đánh xe trở về cung điện. Trên đường về không ai nói với ai một lời nào. Tối hôm ấy, Yasodhara nằm mơ thấy toàn là những ác mộng. Trong giấc mơ đầu, nàng thấy một con bò mộng trắng, trên đầu có gắn một viên ngọc lớn lấp lánh như sao Bắc đẩu. Con bò đi từng bước thong thả qua đường phố thành Kapilavatthu và hướng về cổng thành. Từ đền thờ Indra, có tiếng thiên thần la lớn: “Nếu không giữ được con bò này lại thì kinh đô này còn đâu là ánh sáng”. Mọi người trong thành đều chạy đến cố sức giữ bò lại, nhưng rốt cuộc, không ai giữ được nó. Con bò thoát ra khỏi thành và đi mất.

Trong giấc mộng thứ hai, nàng thấy bốn vị vua trời từ trên đỉnh núi Tu Di phóng hào quang ngay thành Kapilavatthu. Ngọn cờ đang bay phấp phới trên đền thờ Indra bỗng dưng đập mạnh và rơi xuống đất. Hoa ở trên trời rơi xuống như mưa, hoa đủ năm màu, chói lọi. Khắp nơi như mở đại hội, và tiếng nhạc từ trên không vang dội khắp kinh kỳ.

Trong giấc mộng thứ ba, nàng nghe tiếng hô to trong không gian: “Giờ đã đến! Giờ đã đến!”. Nàng hoảng hốt nhìn sang chỗ Siddhatta ngồi thì không còn thấy Siddhatta ở đấy. Những chiếc hoa lài cài trên tóc nàng bỗng rơi xuống sàn nhà và biến thành tro bụi. Tất cả những áo mão và đồ trang sức mà Siddhatta để lại trên ghế chàng bây giờ bỗng biến thành một con rắn đang trườn ra phía cửa. Trong hoảng hốt, nàng nghe tiếng rống của con bò trắng từ phía ngoài thành. Nàng nghe tiếng phần phật của ngọn cờ trên đền thờ Indra, và nàng nghe tiếng hô lớn trong không gian: “Giờ đã đến! Giờ đã đến!”.

Yasodhara thức giấc. Trán nàng toát mồ hôi. Quay sang phía Siddhatta, nàng lay chàng dậy:

- Anh, anh ơi, anh thức dậy đi anh.

Siddhatta vẫn còn thức. Chàng đưa tay vỗ về Yasodhara. Chàng nói:

- Em vừa mới mơ thấy gì đó? Hãy kể cho anh nghe đi.

Yasodhara kể lại những giấc mộng của nàng, và nàng hỏi chàng:

- Có phải những giấc mộng ấy báo trước rằng anh sẽ ra đi tìm đạo và bỏ em ở nhà một mình phải không anh?

Siddhatta im lặng nghe. Chàng an ủi nàng:

- Này Gopa, em đừng buồn. Anh biết em là một người có chí khí. Anh biết em là người cộng sự của anh, và em có thể giúp anh hoàn thành được chí nguyện. Em hiểu anh hơn ai hết trong những người thân thuộc của chúng ta. Vậy nếu mai này mà anh phải đi và phải xa em, xa em trong một thời gian, anh mong rằng em sẽ có đủ can đảm để tiếp tục công việc của em. Em sẽ chăm sóc con và nuôi con lớn lên, dù anh có đi, dù anh có ở xa em thì tình thương của anh đối với em bao giờ cũng thế. Anh sẽ chẳng bao giờ không yêu em. Nếu em biết như thế thì em có thể chịu đựng được sự xa cách. Khi anh tìm được đạo, anh sẽ trở về với em, với con. Thôi em ngủ lại đi.

Tiếng Siddhatta ôn tồn, ngọt ngào và vỗ về đi thẳng vào lòng Yasodhara. Nàng có đủ đức tin nơi chàng. Nàng ngoan ngoãn nhắm mắt lại.

Sáng hôm sau, Siddhatta vào gặp vua cha. Chàng tâu:

- Thưa phụ vương, con xin phép phụ vương xuất gia để tìm đạo.

Vua Suddhodana giật mình, tuy đã từng nghĩ đến biến cố có thể xảy ra này, nhưng vua chưa bao giờ nghĩ nó xảy ra một cách đột ngột như vậy. Trầm ngâm hồi lâu, ngài nhìn con rồi nói:

- Ngày xưa trong giòng họ ta thỉnh thoảng cũng có người đi xuất gia làm sa môn, nhưng không ai bỏ nhà ra đi vào tuổi của con cả. Ai cũng đợi đến sau tuổi năm mươi. Sao con không làm như thế? Con của con còn nhỏ, và nước nhà đang trông cậy vào con ...

- Thưa phụ vương, một ngày con ngồi trong cung cũng như một ngày con ngồi trên đống lửa. Tâm con không an thì làm sao con có thể đáp lại sự trông cậy của phụ vương, của nước nhà, cũng như của bất cứ ai? Con thấy ngày tháng qua rất mau, tuổi trẻ của con cũng vậy. Xin phụ vương cho phép con ...

Vua ôn tồn:

- Con nên nghĩ đến sơn hà, xã tắc, đến ta, đến Yasodhara và đến đứa con còn trứng nước của con.

- Thưa phụ vương, chính vì con nghĩ đến cho nên con mới xin phép phụ vương cho con ra đi. Con đi đây không phải là để cho một mình con. Con không ích kỷ đi trốn tránh nhiệm vụ của con. Chính phụ vương cũng biết rằng phụ vương không giúp được cho con giải tỏa những khổ đau dằn vặt trong con. Ngay cả những khổ đau dằn vặt trong lòng phụ vương, phụ vương cũng chưa giải tỏa được.

Vua đứng dậy nắm lấy tay chàng:

- Con biết rằng ta rất cần con. Con là người mà ta đặt hết kỳ vọng của ta. Con đừng bỏ ta.

- Con không bao giờ bỏ phụ vương. Con chỉ xin phụ vương đi xa. Chừng nào đạt đạo con sẽ trở về.

Nét mặt Suddhodana rầu rầu. Ngài không nói gì nữa. Ngài bỏ vào biệt điện. Chiều hôm đó, hoàng hậu Gotami qua ở lại suốt buổi với Yasodhara. Cũng chiều hôm đó, Udayin bạn của Siddhatta đến chơi. Chàng rủ theo Devadatta, Ananda, Anuruddha, Kimbila và Bhadrika, những người trai trẻ đòi tổ chức cuộc vui. Udayin đã mời được đoàn vũ công tài ba nhất trong kinh thành đến. Đèn đuốc thắp lên sáng rực cả cung điện.

Bà Gotami cho Yasodhara biết là Udayin đã được vua cho triệu tới và giao trách nhiệm làm đủ mọi cách để ngăn Siddhatta bỏ nhà ra đi. Cuộc vui tối nay nằm trong chương trình hành động của chàng. Yasodhara ra lệnh cho các thị nữ đi lo thức ăn và thức uống cùng các nhu cầu khác cho cuộc vui và nàng ở lại bên trong đàm đạo với phu nhân Gotami trong khi bên ngoài công viên Siddhatta tiếp đãi các bè bạn. Hôm đó là ngày trăng tròn tháng Uttarasalha. Khi tiếng nhạc của cuộc vui bắt đầu trổi đậy thì trăng cũng bắt đầu nhô lên trên rặng cây phía trời Đông Nam.

Bà Gotami tâm sự với Yasodhara cho tới khuya mới về cung an nghỉ. Khi đưa bà ra sân. Yasodhara thấy trăng đã lên tới đỉnh đầu. Cuộc vui còn tiếp diễn với tiếng trống tiếng nhạc và tiếng nói cười. Đưa hoàng hậu Gotami khỏ ngõ, nàng trở vào đi tìm Channa. Người hầu cận này đang ngủ. Nàng đánh thức Channa dậy, thầm thì:

- Có thể đêm nay thái tử cần đến ngươi. Hãy chuẩn bị cho con Kanthaka, yên cương đầy đủ, và cũng nên chuẩn bị một con ngựa khác cho chính ngươi.

- Thưa lệnh bà, thái tử đi đâu vào giờ này?

- Ngươi đừng hỏi, cứ việc chuẩn bị như lời ta dặn vì thái tử có thể cần đến ngươi trong đêm nay.

Channa vâng dạ đi vào tàu ngựa. Yasodhara đi trở vào trong cung. Nàng sắp đặt sẵn giày nón và áo dạ hành cho thái tử. Nàng lại đi lấy thêm một chiếc chăn mỏng để đắp thêm cho Rahula, rồi nàng thay áo và lên giường. Nằm trên giường, nằng lắng nghe tiếng nhạc, tiếng ca, tiếng nói và tiếng cười. Cuối cùng, cuộc vui tan. Có lẽ mọi người đều đã tìm nơi an nghỉ. Yasodhara nằm yên lắng nghe sự im lặng trở về trong cung cấm. Nằm nằm yên chờ đợi, nhưng lâu lắm nàng vẫn không thấy Siddhatta đi vào.

Trong khi đó, Siddhatta ngồi một mình thật lâu ngoài vườn ngự. Chàng nhìn lên trời. Trăng sáng vằng vặc, ngàn sao nhấp nháy. Chàng quyết định đêm nay phải rời bỏ hoàng cung. Chàng đi vào, mang giày và mặc áo. Chàng vén rèm nhìn vào phòng ngủ , Rahula nằm ngay bên cạnh. Chàng muốn vào nói lời từ biệt nàng, nhưng chàng lưỡng lự, những lời dặn dò cần thiết nhất, chàng đã nói với nàng rồi. Thức nàng dậy chàng biết chàng sẽ làm cho phút biệt ly khó khăn hơn, và não lòng hơn, Chàng buông rèm xuống, định bước chân ra, nhưng chàng đứng lại vén rèm lần nữa, để nhìn hai mẹ con một lần cuối. Chàng nhìn thật kỹ như để thu lấy thêm một lần nữa cái hình ảnh quen thuộc và thân yêu ấy. Cuối cùng chàng buông rèm, bước ra.

Khi đi ngang qua phòng khánh tiết. Siddhatta thấy bọn vũ nữ nằm ngủ la liệt và ngã nghiêng trên nệm thảm. Đầu tóc họ xổ tung, có người mở rộng miệng ra như những con cá chết, những cánh tay mềm mại của họ bây giờ cứng đơ như những thanh củi, và chân họ gác ngang gác ngửa như trên một bãi chiến trường. Họ trông giống như những cái xác chết không hồn. Siddhatta có cảm tưởng mình đang bước ngang qua một cái nghĩa địa.

Chàng mở cửa ra đi ra phía chuồng ngựa. Channa đang thức. Chàng bảo:

- Channa, đem con Kanthaka ra đây.

Channa vâng dạ. Channa đã chuẩn bị mọi sự chu đáo rồi. Con Kanthaka đã có đủ yên cương. Channa thưa lại:

- Con có đi với điện hạ không?

Siddhatta gật đầu. Channa đi vào tàu, dắt ra một con ngựa khác. Con ngựa này cũng đã có đủ yên cương.

Hai thầy trò dắt ngựa ra khỏi cung. Siddhatta dừng lại, vuốt ve con Kanthaka. Chàng nói với ngựa:

- Này Kanthaka, chuyến đi này là một chuyến đi quan trọng. Con hãy hết lòng đưa ta đi.

Chàng nhảy lên mình ngựa. Channa cũng nhảy lên ngựa của mình. Hai thầy trò cho ngựa đi thong tha để đừng gây nên nhiều tiếng động.

Những người lính gác cửa thành đang ngủ say. Hai thầy trò vượt qua cổng thành một cách dễ dàng. Ra khỏi cổng thành, được chừng một dặm, Siddhatta dừng ngựa. Chàng quay nhìn lại kinh đô đang nằm im lìm dưới ánh trăng. Chính nơi kinh đô này mà Siddhatta đã sinh ra và lớn lên. Chính nơi kinh đô này mà chàng đã trải qua bao nhiêu buồn vui và thao thức. Chính trong kinh đô ấy, phụ hoàng, bà Gotami, Yasodhara, Rahula và tất cả những người thân yêu khác hiện đang ngủ say. Chàng thầm bảo:

- Nếu không tìm ra được con đường, ta sẽ không trở về Kapilavatthu nữa.

Chàng quay ngựa về phương Nam. Con Kanthaka bắt đầu phi nước đại.

Để đọc online trọn bộ Sách Theo gót chân Bụt kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Theo gót chân Bụt

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Huỳnh Nguyễn Kim Phương

    Con bạch Thầy! con thường nghe nói A la hán và Bồ tát, nhưng con không hiểu giữa A la hán và Bồ tát khác nhau như thế nào ? Kính mong Thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.

      Huỳnh Nguyễn Kim Phương   27/02/2024 18:07
    • @Huỳnh Nguyễn Kim Phương Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: A la hán và Bồ tát có nhiều điểm khác nhau:
      1. Khác nhau danh xưng: A la Hán, tiếng Phạn gọi là Arahat. Bồ tát, tiếng Phạn gọi là Bodhisatva, phiên âm là Bồ đề tát đỏa. Nói gọn là Bồ tát.
      2. Khác nhau về ý nghĩa: A la hán chỉ là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng.
      a. Sát tặc là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm. Bọn giặc phiền não chúng nó hung tợn dữ dằn lắm. Những thứ phiền não gốc ngọn gì, các Ngài cũng đều giết sạch hết, nên gọi là sát tặc.
      b. Vô sanh đồng nghĩa với Niết bàn. Nghĩa là các Ngài đã đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh không còn sanh diệt nữa. Nói rõ, là các Ngài không còn sanh tử luân hồi.
      c. Ứng cúng là các Ngài thật xứng đáng cho trời người cúng dường. A la Hán có 3 nghĩa như thế.
      Còn nghĩa của Bồ tát thì sao ? Bồ tát có 2 nghĩa : một là hữu tình giác, hai là giác hữu tình. Thế nào là hữu tình giác? Bồ tát cũng là một con người như chúng ta, nhưng là một con người giác ngộ và sau khi giác ngộ, các Ngài đem sự giác ngộ đó giáo hóa cho mọi người cũng đều được giác ngộ như các Ngài, thì gọi các Ngài là Bồ tát. Như vậy, ai cũng có thể làm Bồ tát được cả. Nếu chúng ta chịu khó tu học và có tấm lòng vị tha nhân ái làm lợi ích cho mọi người, cũng đều gọi là Bồ tát. Tóm lại, Bồ tát chỉ là một con người, nhưng là người giác ngộ, làm lợi mình và lợi người, đó là Bồ tát.
      3. Khác trên hình thức : Bồ tát không nhứt thiết phải là người có hình thức xuất gia mà người tại gia vẫn làm Bồ tát. Như vậy, Bồ tát có hai hạng: xuất gia và tại gia. Ngược lại, A la hán, thì phải là người xuất gia, vì các Ngài thọ đại giới Tỳ kheo, hay Sa môn vậy.
      4. Khác biệt về giới luật : A la hán khi tu nhân thì gọi là Tỳ kheo thọ 250 giới. Khi chứng quả gọi là A la hán. Tức các Ngài nặng về phần giới tướng, không đặt nặng về giới tánh. Ngược lại, Bồ tát thì nặng về phần giới tánh và có tam tụ tịnh giới. Đồng thời còn thọ 10 giới trọng và 48 giới khinh, tổng cộng là 58 giới. Đó là nói Bồ tát xuất gia. Còn Bồ tát tại gia thì gồm có 6 giới trọng và 28 giới khinh.
      Nói tam tụ tịnh giới có nghĩa là : Tam là ba, tụ là nhóm, tịnh là trong sạch, giới gọi là ngăn cấm. Tam tụ tịnh giới, tức là 3 nhóm giới của Bồ tát. Một là nhiếp luật nghi giới (dứt các điều ác). Hai là nhiếp thiện pháp giới (hành các điều lành). Ba là nhiêu ích hữu tình giới (độ tất cả chúng sanh). Đó là khác biệt về giới luật.
      5. Khác về tâm niệm: A la hán có tâm lượng hẹp hòi, chỉ lo tự độ mình thôi, chứ không nghĩ đến độ người khác. Nên các Ngài bị Phật quở là Trầm không trệ tịch hay Khôi thân diệt trí. Ngược lại, Bồ tát thì Phật khen có tâm lượng rất rộng lớn. Các Ngài chẳng những lo phần độ mình mà còn luôn nghĩ đến độ chúng sanh nữa.
      6. Khác nhau về pháp tu: A la hán sau khi nghe Phật giảng pháp Tứ Đế: khổ, tập, diệt, đạo, rồi, các Ngài ứng dụng tu hành. Nhờ đó mà các Ngài chứng quả A la hán. Nên còn gọi các Ngài là Thanh văn. Tức nhờ nghe pháp âm của Phật mà tu hành chứng quả. Ngược lại Bồ tát thì ứng dụng thật hành pháp Lục độ. Tức bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ.
      7. Khác nhau về quả vị: Hàng A la hán chứng được quả vị Niết bàn, mà Niết bàn của các Ngài gồm có hai loại: Hữu dư y niết bàn và Vô dư y niết bàn. Ngược lại, Bồ tát thì gọi là Vô trụ xứ niết bàn. (Niết bàn không có chỗ nơi an trụ cố định ).
      8. Khác biệt về độ sanh: A la hán sau khi chứng quả các Ngài an trụ quả vị Niết bàn mà không ra độ sanh. Ngược lại, Bồ tát ngoài việc tự lợi, các Ngài luôn lấy việc độ sanh làm lợi ích cho muôn loài không biết mỏi mệt.
      9. Khác nhau ở bản nguyện: Bản nguyện của A la hán lúc tu nhân chỉ lo diệt trừ hết phiền não rồi an trụ Niết bàn, không ra độ sanh. Dù có đi chăng nữa, cũng không được rộng lớn. Ngược lại, bản nguyện của các vị Bồ tát rất rộng lớn, như Bồ tát Địa Tạng nói: “Chừng nào địa ngục trống không, thì Ngài mới thành Phật”, nhưng biết bao giờ địa ngục mới trống không. Thật đó là một đại nguyện vậy.
      10. Khác nhau ở tiến trình tu chứng: A la hán từ địa vị phàm phu các Ngài phải trải qua các ngôi vị, như Tứ gia hạnh: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất và 3 quả vị: Tu đà hoàn, Tư đà hàm và A Na hàm rồi mới đến quả vị A la hán. Ngược lại, Bồ tát thì phải tuần tự trải qua 52 ngôi vị. Từ địa vị Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa rồi bước lên Đẳng giác và cuối cùng là Diệu giác tức thành Phật.
      Tóm lại, Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát đại khái gồm có 10 điểm chính yếu sau đây:

      1.Khác về danh xưng.
      2.Khác về ý nghĩa.
      3.Khác về hình thức.
      4.Khác về giới luật.
      5.Khác về tâm niệm.
      6. Khác về pháp tu.
      7. Khác về quả vị.
      8. Khác về độ sanh.
      9. Khác về bản nguyện.
      10. Khác về tiến trình tu chứng.

        Thầy Uri   27/02/2024 18:08
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập1,107
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1,106
  • Hôm nay104,830
  • Tháng hiện tại2,547,302
  • Tổng lượt truy cập66,015,104
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây