Sao mai đã mọc - Đường xưa mây trắng chương 18 - Theo gót chân Bụt

Thứ năm - 02/11/2023 07:47
Câu chuyện về Sao mai đã mọc được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” kể về đêm cuối cùng trước khi thành đạo của thái tử Siddhatta dưới gốc cây pippala (cây bồ đề)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người biết là một Thiền sư tài ba, giảng viên, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó ông còn là một nhà khảo cứu, nhà văn, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Phật giáo ở phương Tây. Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt là một một tác phẩm tuyệt vời của vị Thiền sư tài ba Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách này giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, tất cả đều xuất phát từ thực tế và cần một quá trình lĩnh ngộ, giác ngộ và lĩnh hội. Với chất văn giản dị, nhẹ nhàng rất riêng của mình, tác giả đã giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận triết lý của Phật giáo. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Theo gót chân Bụt của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-duong-xua-may-trang-pdf-12.html

để tải về Ebook Sách Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Sao mai đã mọc được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Chánh niệm đưa thân tâm và hơi thở trở về một mối. Chánh niệm sung mãn đưa tới một định lực hùng tráng. Sa môn Gotama bắt đầu rọi ánh sáng quán chiếu vĩ đại ấy vào tự thân. Hồi lâu, ông bắt đầu thấy, trong giây phút hiện tại, sự có mặt của muôn loại chúng sanh ngay trong chính tự thân ông. Tất cả các loại chúng sanh, từ khoáng, khí, hơi, sương cho đến rêu cỏ, thảo mộc, côn trùng, cầm thú và loài người đều có mặt, và có mặt một cách hiện thực ngay trong giờ phút hiện tại. Ông thấy sự có mặt của tất cả các loại chúng sanh ấy chính là sự có mặt của ông, không những trong hiện tại mà cũng là trong quá khứ và trong vị lai. Ông trông thấy được tất cả những sinh diệt của mình trong các kiếp quá khứ.

Ông trông thấy được tất cả những sinh diệt của mình trong các kiếp hiện tại. Ông cũng trông thấy được tất cả những sinh diệt của mình trong các kiếp vị lai. Ông thấy được sự co giãn và thành hoại của muôn ngàn thế giới, muôn ngàn tinh cầu, với tất cả những nỗi niềm đau của từng sinh vật; trong ấy, loài thì do thai sinh ra, loài thì do trứng sinh ra, loài thì do sự tụ họp biến hóa sinh ra, loài thì do sự chia cắt phân thân sinh ra. Ông thấy mỗi tế bào trong cơ thể ông chứa đựng được cả tam thiên đại thiên thế giới và cũng chứa đựng cả thời gian từ vô thỉ đến vô chung. Cái thấy ấy là túc mệnh minh. Ông chứng đạt được trí tuệ này vào cuối canh một.

Sa môn Gotama tiếp tục đi sâu vào trên con đường khám phá. Ông thấy tuy vô lượng vô số thế giới từng co giãn, sinh diệt và thành hoại như thế và tuy vô lượng vô số chúng sinh từng sinh diệt và thành hoại như thế trong vô lượng vô số kiếp, nhưng kỳ thực những co giãn, sinh diệt và thành hoại ấy chỉ là những biểu hiện bề ngoài, chưa từng đụng tới thực tướng của pháp giới, cũng như trên mặt biển cả tuy lúc nào cũng có hàng triệu đợt sóng lô nhô xuất hiện nhưng đại dương chưa bao giờ vì vậy mà có sinh diệt hay thành hoại. Sóng dường như có còn mất sinh diệt mà nước không hề có còn mất sinh diệt, và nếu sóng tự biết mình là nước thì sóng có thể vượt ra ngoài sự sinh diệt còn mất, đạt tới tâm trạng an ổn và đập tan mọi niềm sợ hãi. Cái thấy này đưa sa môn Gotama vượt thoát lưới sinh tử. Ông bất giác mỉm cười. Nụ cười của ông nở như một bông hoa dù là trong đêm tối. Nụ cười đó như tỏa chiếu hào quang. Nụ cười ấy là hoa trái của một cái thấy vi diệu. Cái thấy ấy là lậu tận minh. Sa môn Gotama đạt tới cái thấy ấy vào cuối canh hai.

Vừa lúc ấy có tiếng sấm nổ vang trời và những làn chớp giật tiếp nhau lóe lên như xé rách không gian. Tự hồi nào mây đen đã kéo đến che lấp hết trăng sao. Giờ đây với tiếng sấm nổ rền, mưa cũng bắt đầu rơi xuống xối xả. Mưa rơi ướt hết cả thân hình vị sa môn đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây Pippala, nhưng Siddhatta vẫn ngồi yên bất động. Ông thản nhiên tiếp tục công phu thiền quán.

Tiếp tục rọi ánh sáng vào cõi tâm, ông thấy chúng sanh đang chịu đựng vô lượng khổ đau chỉ vì mỗi người mỗi loài không biết rằng mình đang cùng chung một thể tính với mọi người và mọi loài khác, và từ sự u mê đó đã làm phát sinh bao nhiêu phiền não làm rối loạn tâm hồn. Tham đắm, giận hờn, kiêu căng, nghi ngờ, tật đố và sợ hãi ... những tâm niệm ấy đều phát sinh từ gốc vô minh. Nếu mỗi người biết tìm cách tĩnh tâm để nhìn lại, để quán chiếu sâu sắc vào lòng sự vật thì ai cũng có thể đạt tới sự hiểu biết, và sự hiểu biết này sẽ làm tiêu tán được mọi phiền não và làm phát sinh được sự chấp nhận và niềm tin yêu. Ông khám phá ra rằng hiểu biết và thương yêu là một và nếu không thể hiểu biết thì không thể thương yêu.

Tính tình của một con người, dù ác độc đi mấy, cũng là do những điều kiện sinh lý, tâm lý và xã hội tạo thành, Nếu hiểu được điều đó ta sẽ không oán ghét con người mà chỉ lo chuyển hóa những điều kiện sinh lý, tâm lý và xã hội. Với một nhận thức như thế ta không còn oán hận mà chỉ có xót thương. Có xót thương ta mới ra tay hành động để chuyển hóa con người và chuyển hóa hoàn cảnh. Con đường mà Siddhatta tìm ra là con đường hiểu biết để xót thương và hành động. Muốn thương yêu phải hiểu biết. HIểu biết là chìa khóa của cánh cửa giải thoát. Mà muốn đạt tới hiểu biết, con người phải sống thức tỉnh trong từng giây từng phút, thức tỉnh để tiếp xúc, để nhận diện và để nhìn thấy những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta.

Đường xưa mây trắng Sao mai đã mọc

Cái nhìn ấy càng ngày sẽ càng sâu sắc, và khi nhìn sâu được vào lòng một hiện tượng thì hiện tượng đó sẽ phơi bày chân tướng trước mặt ta. Đó là bí quyết của chánh niệm. Có chánh niệm thì đời sống được soi sáng bởi cái nhìn chân thực (chánh kiến), suy tư chân thực (chánh tư duy), lời nói chân thực (chánh ngữ), hành động chân chính (chánh nghiệp), sự cố gắng đi về đường chính (chánh tinh tiến) và sử dụng đúng pháp những trạng thái thiền định về mục đích giải thoát (chánh định). Con đường này gọi là con đường thành đạo, là arymarga, là con đường cần được chỉ bày cho nhân gian. “Chánh niệm là con đường duy nhất để thực hiện giải thoát và giác ngộ", sa môn Siddhatta thì thầm. Nhìn thấu vào tâm niệm của mọi loài chúng sanh. Siddhatta đã chứng được tha tâm minh. Đồng thời ông cũng đạt tới khả năng có thể thấy có thể nghe tất cả niềm vui nỗi khổ của mọi loài mà không cần đi tới tận chỗ. Cùng một lúc ông đạt tới thiên nhãn minh, thiên nhĩ minh và thần túc minh.

Lúc ấy, trời đã cuối canh ba. Sấm sét đã im. Mây đen đã cuốn sạch, và trăng sao lại vằng vặc hiện ra trên bầu trời trong suốt.

Sa môn Gotama có cảm giác một cái nhà tù thường giam hãm con người trong ngàn vạn kiếp đã vừa bị phá tung. Vô minh là người chủ ngục, vì sự u mê cho nên những vọng động (hành) đã gợn lên trong tâm thức cũng như mây đen đã giăng bủa trên bầu trời và che lấp cả trăng sao. Từ những vọng động của tâm thức mà phát sinh ra sự phân biệt tâm và vật, chủ thể và đối tượng, ta và người, có và không, còn và mất (danh sắc, lục nhập, xúc). Từ sự phân biệt ấy phát sinh sự tù túng (thọ, ái, thủ, hữu). Nhà tù được xây dựng kiên cố. Trong khổ đau (sinh lão bệnh tử), vô minh lại càng ngày càng sâu nặng, và bốn bức tường của cái nhà tù càng ngày càng thêm vững chắc, Càng vùng vẫy, con người càng thấy những bức tường của nhà tù vững chắc. Chỉ có một cách mà thôi: đó là nắm lấy người chủ ngục và khám phá chân tướng nó. Người chủ ngục ấy là vô minh. Phưong pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo. Một khi tên chủ ngục không còn thì ngục tù bị phá tung, và không bao giờ còn được xây dựng trở lại.

Sa môn mỉm cười, thì thầm:

- Này kẻ cai tù ơi, ta đã nhìn thấy ngươi. Từ bao nhiêu kiếp rồi, ngươi đã thiết lập bao nhiêu phen những nhà tù sanh tử. Bây giờ đây những bức tường đã bị phá vỡ, kèo cột đã bị đập nát. Ta đã nhìn rõ mặt mũi của ngươi rồi. Từ nay trở đi, ngươi không còn xây được một cái nhà tù nào nữa”.

Nhìn lên, Siddhatta thấy sao Mai đã mọc ở chân trời, lấp lánh như một hạt kim cương lớn. Lâu nay ngồi dưới gốc Pippala, Siddhatta đã nhiều lần trông thấy ngôi sao này. Nhưng hôm nay sao Mai hiện ra như một ngôi sao mới, chói sáng và lấp lánh mừng vui như nụ cười giác ngộ. Siddhatta nhìn sững ngôi sao Mai rồi buột miệng lên tiếng:

- “Lạ thay, tất cả mọi chúng sanh đều có sẵn hạt giống của trí tuệ giác ngộ trong lòng, vậy mà trong ngàn muôn ức kiếp cứ để cho tự mình lặn ngụp trong biển sinh tử khổ đau. Thật là đáng thương”.

Siddhatta biết rằng đạo lớn đã được tìm ra, và hoài bão của ông đã đạt được. Tâm hồn an lạc, thư thái, ông nghĩ đến những năm lặn lội kiếm tìm với bao nhiêu gian truân và nhọc nhằn. Ông nghĩ tới cha, tới mẹ, tới dì, tới Yasodhara, tới Rahula và tới mọi bạn bè quen thuộc. Ông nhớ tới triều đình, tới kinh thành Kapilavatthu, tới dân, tới nước, tới những kẻ cùng khổ thiếu may mắn, và tới những đứa bé sống lây lất trong các xóm nghèo. Ông hứa sẽ tìm cách đem ánh sáng của con đường mới, soi tỏ đường đi nước bước của họ và dìu họ ra khỏi biển khổ. Tình thương nơi ông dào dạt hơn bao giờ hết bởi vì trí tuệ nơi ông bây giờ sáng tỏ hơn bao giờ hết.

Bóng tối đã tan. Nắng đã lên. Chim chóc đã bắt đầu ca hát. Nắng đã bắt đầu lọc qua những chiếc lá non. Nắng và lá đẹp một cách lạ kỳ. Sa môn Gotama đứng dậy, rời chỗ ngồi, ông đi dần ra phía bờ sông.

Trên bờ cỏ, các bông hoa đủ màu đã lấm tấm nở trong nắng mai. Nắng như reo mừng trên không gian, trên cành lá và trên mặt sông. Hình như bước tới đâu ông thấy hoa nở tới đó. Sầu đau không còn có mặt. Tất cả những mầu nhiệm của hiện hữu nối tiếp nhau hiển bày trước mắt ông. Tất cả hôm nay đều như đổi mới, đều như khác lạ. Nền trời xanh đối với ông cũng là mới lạ. Đám mây trắng đối với ông cũng là mới lạ. Vũ trụ mới tinh, và tự thân sa môn Gotama cũng mới tinh.

Vừa lúc ấy thì Svastika chạy tới. Thấy chú bé chăn trâu, Siddhatta mỉm miệng cười. Svastika đứng dừng lại. Cậu bé nhìn ông chăm chăm, hai mắt như bỡ ngỡ và miệng há to. Nó quên cả chắp hai tay lên trán để chào. Siddhatta gọi:

- Svastika!

Chú bé giật mình, đáp:

- Dạ!

Rồi mới chắp tay chào. Nó tiến tới mấy bước nữa, ngừng lại, rồi lại đứng nhìn Siddhatta trân trân. Cuối cùng nó thẹn thùng nói:

- Thưa thầy, hôm nay con trông thầy rất khác lạ.

Vị sa môn vẫy nó lại gần và ôm nó trong hai tay. Ông hỏi:

- Con thấy ta khác thế nào?

Úp mặt vào Siddhatta, Svastika nói:

- Con không biết. Con chỉ biết là hôm nay thầy khác lắm. Con thấy thầy như một cái mặt trời.

Siddhatta xoa đầu cậu bé:

- Vậy hả con? Con thấy thầy như là cái gì nữa?

Svastika nhìn lên:

- Con thấy thầy như bông sen vừa nở. Con lại thấy thầy như ... như ... mặt trăng trên đỉnh núi Gayasisa.

Siddhatta nhìn vào mặt Svastika:

- Con là thi sĩ rồi đó. Nào, nói cho thầy nghe đi, tại sao hôm nay con đến thăm thầy sớm thế? Trâu của con được thả ăn ở đâu?

Svastika kể cho Siddhatta nghe là hôm nay cậu không phải thả trâu cho ăn, vì tất cả mấy con trâu lớn đều được đi cày ruộng. Chỉ có một con nghé thì được giữ tại chuồng. Hôm nay nó chỉ cần đi cắt cỏ cho trâu mà thôi. Hồi hôm nó và mấy em thức dậy vì tiếng sấm sét và vì mưa dột ướt cả mấy cái chõng tre. Mấy anh em đều phải chỗi dậy. Chưa bao giờ nó thấy có trận mưa lớn và sấm chớp nhiều như vậy. Cả bọn đều nghĩ đến Siddhatta và đứa nào cũng lo lắng cho Siddhatta. Chúng ngồi với nhau cho đến khi trời tạnh mưa mới đi ngủ lại, và khi trời mới sáng, Svastika đã chạy qua chuồng trâu để lấy quang gánh đi cắt cỏ. Nó muốn ra sớm để tìm xem Siddhatta có được an lành không, và khi ra tới bờ sông thì nó gặp Siddhatta.

Vị sa môn cầm tay Svastika:

- Ngày hôm nay là ngày vui nhất của thầy. Chưa bao giờ thầy vui như hôm nay. Nếu được thì chiều nay các con ghé lại cây Pippala chơi với thầy. Nhớ cho mấy đứa em của con đến với nhé. Bây giờ thì con hãy đi cắt cỏ cho đầy gánh đi.

Svastika sung sướng chạy đi, trong khi vị sa môn tiếp tục đi từng bước một trên bờ sông ngập nắng.

Để đọc online trọn bộ Sách Theo gót chân Bụt kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Theo gót chân Bụt

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Lê Nguyễn Kim Ngân

    Con bạch Thầy! tục lệ đốt giấy tiền vàng mã có phải là của Phật giáo mình bày ra không? Hay là do ai bày ra? Có một người bạn hỏi con như thế mà con không hiểu, kính xin thầy từ bi giải đáp cho con được rõ.

      Lê Nguyễn Kim Ngân   01/03/2024 13:13
    • @Lê Nguyễn Kim Ngân Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Tôi xin trả lời khẳng định một cách dứt khoát rằng, tục lệ nầy không phải do Phật giáo bày ra. Theo chỗ chúng tôi được biết, đây là một tục lệ có từ lâu đời trong dân gian. Truy nguyên về nguồn gốc của tục lệ đốt giấy tiền vàng mã nầy, chúng tôi thấy, xuất phát từ thời cổ đại trong xã hội Trung Hoa. Theo nhà tư tưởng Vương Dư đời Đường cho rằng: “Từ thời nhà Hán, đã có tục chôn tiền và đời sau lấy giấy thay tiền”. Theo niềm tin thuần phác của người Trung Hoa ở vào thời cổ đại thì, người ta tin rằng, người chết không phải là mất hẳn mà biến thành quỉ (nhân tử viết quỉ – Nguyễn Tôn Nhan, Kinh Lễ, Thiên Tế pháp, NXB. Văn Học, 1999, tr. 192 ). “Quan niệm nhân tử viết quỉ” được hình thành từ thời Ngũ đại (khoảng hơn 2000 năm trước Tây lịch) Từ quan niệm nầy, người ta tin rằng, người chết cũng như người sống, tức sự sanh như sự tử. Những gì mà người ta lúc còn sống tiêu xài như thế nào, thì khi chết cũng cần đến như thế đó. Do tin tưởng như vậy, nên sau khi chết đi, thân nhân của người chết họ chôn theo những vật dụng cần thiết kể cả tiền bạc để cho người chết tiêu xài. Đây là họ biểu lộ mối thâm tình sâu đậm khi sống sao thì lúc chết cũng như thế.
      Theo các nhà khảo cổ, họ đã khám phá từ những cuộc khai quật và đã xác quyết điều nầy. Nhưng về sau, người ta thấy rằng, việc chôn theo các đồ vật dụng và tiền bạc thiệt, thì quá lãng phí, cho nên dần dần người ta mới bày ra cách sử dụng những đồ vật dụng và tiền bạc làm đồ giả, giấy giả, để cho người chết tiêu xài.
      Như vậy, việc đốt giấy tiền vàng mã là tập tục của người Trung Hoa có nguồn gốc từ thời cổ đại. Dĩ nhiên, tục lệ nầy có tác động ảnh hưởng rất lớn trong tinh thần biểu lộ tình cảm sâu sắc của người dân Trung Hoa. Từ đó lan rộng ảnh hưởng đến những quốc gia chịu ảnh hưởng nếp sống văn minh văn hóa của họ. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng sâu đậm nhứt, vì đất nước ta đã trải qua một thời gian dài bị họ cai trị.

      Cần nói rõ tập tục nầy, theo cái nhìn của Phật giáo, thì đây là một việc làm lãng phí tốn kém vô ích. Vì Phật giáo quan niệm, người chết chậm nhất là sau 49 ngày nhất định sẽ tùy nghiệp thác sinh vào những cảnh giới thiện ác khác nhau, do hiện đời người đó đã gây tạo. Cảnh giới khác nhau, thì vật dụng của mỗi loài tùy nghiệp thức, mà họ cũng thọ dụng khác nhau. Do đó, không thể đem những vật dụng ở cõi người mà cung cấp cho những chúng sinh ở các cõi khác. Như thế, thì làm sao họ thụ hưởng cho được?
      Thí dụ cùng là loài người sống chung trên một trái đất, chỉ khu biệt khác nhau ranh giới thôi, ấy thế mà giữa tiền của nước nầy, không thể mang sang qua nước khác mà có thể xài được, muốn tiêu xài, cần phải đổi ra. Như thế, thì thử hỏi tiền bằng giấy đốt ra thành tro bay hết, làm sao mà người chết nhận để tiêu xài được? Đây chẳng qua, là để biểu lộ tấm lòng thương tưởng hiếu thảo của người còn sống đối với người đã khuất bóng. Việc làm nầy, xuất phát từ nỗi lòng ước nguyện thành kính của người sống muốn cho người chết được đầy đủ an vui. Nhưng đối với Phật giáo, hoàn toàn không chấp nhận việc làm nầy. Vì nó không đem lại lợi lạc gì cho người chết, mà chỉ lãng phí tiền của, công sức và gây thêm ô nhiểm môi sinh, nhiều khi bất cẩn sẽ gây ra tai nạn hỏa hoạn nữa không chừng.
      Đối với những Phật tử vì chưa thông hiểu giáo lý Phật dạy và chưa có một niềm tin nhân quả thấu đáo sáng suốt, nên có đôi khi cũng hay đốt giấy tiền vàng mã cho người chết. Thay vì, bỏ tiền ra mua đốt giấy tiền vàng mã, thì tại sao chúng ta không làm những việc khác có lợi ích cụ thể thiết thực hơn như mua vật phóng sinh, bố thí giúp cho những kẻ tàn tật nghèo đói v.v… ? Đem những việc làm nầy, hồi hướng phước đức cho hương linh người chết, thì người chết sẽ hưởng được lợi lạc biết bao! Đây mới là việc làm chánh lý “âm dương lưỡng lợi”, đúng theo quan điểm từ bi và trí tuệ của đạo Phật. Là Phật tử, chúng ta nên nghe theo lời Phật Tổ dạy mà tránh những việc làm mê tín vô ích, chỉ có gây thêm thiệt hại cho mình mà thôi.

        Thầy Uri   01/03/2024 13:15
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập742
  • Hôm nay2,644
  • Tháng hiện tại585,016
  • Tổng lượt truy cập100,047,817
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây