Đạo tràng đầu tiên - Đường xưa mây trắng chương 13 - Theo gót chân Bụt

Thứ sáu - 27/10/2023 07:30
Câu chuyện về Đạo tràng đầu tiên được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” kể về hành trình Thái tử  rời xa cung điện tìm đến đạo tràng của đạo sĩ Alara Kalama để học cách thiền định

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người biết là một Thiền sư tài ba, giảng viên, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó ông còn là một nhà khảo cứu, nhà văn, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Phật giáo ở phương Tây. Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt là một một tác phẩm tuyệt vời của vị Thiền sư tài ba Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách này giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, tất cả đều xuất phát từ thực tế và cần một quá trình lĩnh ngộ, giác ngộ và lĩnh hội. Với chất văn giản dị, nhẹ nhàng rất riêng của mình, tác giả đã giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận triết lý của Phật giáo. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Theo gót chân Bụt của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-duong-xua-may-trang-pdf-12.html

để tải về Ebook Sách Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Đạo tràng đầu tiên được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Hai thầy trò đi như thế cho đến khi trời rạng sáng thì vượt khỏi biên giới vương quốc Sakya. Trước mặt họ là con sông Anoma. Hai thầy trò cho ngựa đi dọc theo bờ sông kiếm chỗ nước cạn để vượt qua bên kia sông. Qua bên kia sông, họ đi thêm một chặng đường nữa thì ngưng lại. Trước mặt dàn trải một khu rừng. Thấp thoáng trong rừng có bóng một con nai đi qua. Chim chóc bay quanh không hề biết sợ hãi. Siddhatta nhảy xuống ngựa. Chàng mỉm cười đưa tay vuốt bờm con Kanthaka:

- Kanthaka, con giỏi lắm. Con đã giúp ta tới được nơi đây, ta cám ơn con.

Con ngựa quý nghểnh cổ nhìn chàng. Siddhatta rút thanh kiếm đeo bên yên ngựa. Với tay trái, chàng nắm mớ tóc mây, và với tay mặt đang cầm kiếm chàng cắt ngang mái tóc. Channa đã xuống ngựa. Chàng đưa mớ tóc và thanh kiếm cho Channa. Rồi chàng cởi tràng ngọc đang đeo trên cổ ra:

- Channa ơi, anh hãy đem chuỗi ngọc, thanh kiếm và mớ tóc này về cho phụ vương ta. Anh thưa với ngài là ngài hãy có đức tin nơi ta. Ta bỏ nhà ra đi như thế này không phải vì ta ích kỷ, vì ta trốn tránh bổn phận. Ta đi vì mọi người và mọi loài. Anh hãy an ủi phụ vương giùm ta. Anh hãy an ủi hoàng hậu. Anh hãy an ủi Yasodhara. Ta nhờ anh ...

Channa tiếp lấy chuỗi ngọc, hai dòng nước mắt chảy ròng ròng:

- Điện hạ ơi, mọi người chắc là sẽ khổ lắm. Con chẳng biết sẽ ăn nói ra sao với hoàng đế, với hoàng hậu và với lệnh bà Yasodhara. Điện hạ ơi, làm sao mà điện hạ có thể sống được trong rừng và ngủ dưới gốc cây như những ông thầy tu khổ hạnh? Điện hạ từ xưa tới nay chỉ quen với nệm ấm chăn êm trong cung vàng điện ngọc?

Siddhatta mỉm cười:

- Anh đừng lo. Người khác sống như thế nào thì ta cũng sẽ sống được theo như thế ấy. Channa ơi! Thôi anh về đi, về để kịp báo tin cho những người thân, kẻo họ sốt ruột. Hãy để ta ở lại đây một mình.

Channa đưa tay chùi nước mắt:

- Xin điện hạ cho con ở lại đây để sớm hôm hầu hạ ngài. Xin điện hạ ra ơn làm phúc! Xin đừng bắt con trở về mang cái tin dữ này về cho những người mà con kính yêu!

Siddhatta vỗ vai người hầu cận: giọng chàng nghiêm nghị:

- Này Channa! Anh biết là ta cần anh trở về báo tin cho những người thân thuộc. Nếu anh thực sự thương ta thì anh nghe lời ta. Ta không cần anh ở đây. Người xuất gia tu hành đâu có cần tới kẻ hầu cận. Ta cần anh về với những người thân thuộc. Thôi anh về đi!

Đường xưa mây trắng Đạo tràng đầu tiên

Channa miễn cưỡng vâng lời. Chàng trân trọng cất mớ tóc và chuỗi ngọc trong áo, và treo thanh gương vào trên yên con Kanthaka, rồi chàng đưa cả hai tay nắm lấy cánh tay Siddhatta:

- Con xin nghe lời điện hạ nhưng xin điện hạ thưong con, thương mọi người. Xin điện hạ đừng quên trở về ngay sau khi tìm ra được đạo.

Siddhatta gật đầu. Chàng mỉm cười nhìn Channa với một cái nhìn khuyến khích. Chàng vỗ đầu Kanthaka:

- Kanthaka, con về nhé.

Channa cầm lấy giây cương của con Kanthaka và leo lên lưng ngựa của mình. Con Kanthaka nghểnh cổ nhìn Siddhatta một lần chót trước khi quay gót. Hai mắt nó cũng ướt như hai mắt của người dắt nó.

Đợi cho Channa và hai con ngựa đi khuất rồi Siddhatta mới ngoảnh mặt về phía rừng. Chàng đã đi vào cuộc sống lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu. Khu rừng này sẽ là nhà của Siddhatta hôm nay. Một cảm giác thoải mái và tự tại phát sinh trong chàng.

Vừa lúc ấy có một người từ trong rừng đi ra. Thoạt nhìn, Siddhatta tưởng rằng đó là một vị sa môn, bởi vì người này khoác một cái áo màu chàm thường là màu áo của người ẩn tu, nhưng nhìn kỹ Siddhatta thấy tay người ấy cầm cung và lưng người ấy đeo một bó tên.

- Anh là thợ săn phải không. Siddhatta hỏi.

- Vâng, người ấy trả lời.

- Anh là thợ săn, vậy tại sao anh mặc áo sa môn?

Người thợ săn mỉm cười:

- Tôi có khoác áo này thì bọn thú rừng mới không sợ. Nhờ đó tôi mới dễ dàng bắt chúng.

Siddhatta lắc đầu:

- Như vậy là anh lợi dụng lòng thương của người tu hành rồi. Anh có muốn tôi đổi cái áo này của tôi cho anh không?

Ngưòi thợ săn nhìn Siddhatta. Chiếc áo mà người đối diện mình đang mặc là một chiếc áo trị giá ngàn vàng.

- Ông muốn đổi thật không, người thợ săn hỏi lại.

- Thật chứ sao không, Siddhatta mỉm cười. Có cái áo này, anh có thể đem bán làm vốn để tìm một nghề khác làm ăn mà khỏi phải đi săn, còn tôi, tôi muốn làm sa môn cho nên tôi cần cái áo của anh.

Người thợ săn mừng rỡ. Hai người đứng ở cửa rừng cởi áo và đổi áo cho nhau. Người thợ săn được áo, hấp tấp đi ngay. Siddhatta trong chiếc áo mới đã có dáng dấp một vị sa môn. Chàng bước vào rừng. Tìm một gốc cây, chàng ngồi xuống tĩnh tọa lần đầu trong cuộc sống không nhà không cửa.

Sau một ngày dài ở trong cung và một đêm thâu trên lưng ngựa, giờ đây Siddhatta cảm thấy thoải mái lạ thường trong tư thế thiền tọa. Chàng ngồi như để nghỉ ngơi và nuôi dưỡng cảm giác thảnh thơi mà chàng đã nếm được khi mới bước vào rừng.

Nắng đã lên cao, một tia nắng xuyên qua được rừng cây và đến đậu trên mí mắt Siddhatta. Chàng mở mắt. Trước mặt Siddhatta hình như có người. Chàng ngửng lên và thấy một vị sa môn đang đứng ngắm chàng. Vị sa môn này khuôn mặt khắc khổ, thân hình gầy ốm, Siddhatta đứng dậy chắp tay chào hỏi. Chàng cho vị sa môn biết là chàng vừa mới bỏ nhà đi làm sa môn, nhưng chưa có dịp được một vị đạo sư nào thu nhận cả. Chàng nói chàng có ý định về miền Nam để tìm tới đạo tràng của đạo sư Alar Kalama để thụ giáo.

Vị sa môn cho Siddhatta biết là ông đã từng tu học dưới sự chỉ dẫn của đạo sĩ Alara Kalama. Ông cho biết hiện thời đạo sĩ đang mở đạo tràng ở phía Bắc thành phố Vesali, và dạy trên bốn trăm vị đệ tử. Ông biết đường đi về đạo tràng này và sẵn sàng đưa Siddhatta tới đó.

Chàng theo vị sa môn vượt khu rừng già rồi theo một con đường mòn lên lên một ngọn đồi để đi tới một khu rừng già khác. Đi như vậy tới trưa. Vị sa môn bảo Siddhatta ngừng lại. Rồi ông ta rủ Siddhatta cùng đi tìm hái những trái rừng và những đọt lá rừng để hai người ăn cho đỡ đói. Siddhatta hỏi để biết tên của những trái cây rừng và những đọt lá rừng này. Vị sa môn cho biết nhiều khi phải đi đào những rễ cây để ăn nếu không hái được trái và lá. Biết rằng mình phải sống lâu ngày trong rừng núi. Siddhatta ghi nhớ kỹ lưỡng những lời chỉ dẫn của vị sa môn. Siddhatta được biết rằng vị sa môn này tu theo lối khổ hạnh, chỉ sống bằng trái rừng, đọt cây và rễ cây. Ông tên là Bhargava. Vị này cho biết rằng các vị sa môn tu theo đạo sĩ Alara Kalama không theo lối khổ hạnh bởi vì họ cũng đi khất thực hoặc nhận thực phẩm của dân cư các vùng lân cận đem đến cúng dường.

Chín hôm sau, hai người tới Anupiya rồi đi dần về phía đạo tràng của đạo sĩ Alara Kalama. Đạo tràng này được thiết lập trong một khu rừng. Họ đến vừa lúc đạo sĩ Alara đang giảng đạo cho các đệ tử. Hơn bốn trăm người đang vây quanh. Đạo sĩ Alara tuổi chừng bảy mươi. Người ông gầy yếu nhưng mắt ông còn sáng và giọng ông ngân vang như tiếng chuông đồng. Siddhatta và người bạn đồng hành đứng chờ bên ngoài vòng và lắng nghe hết những lời giảng dạy. Buổi giảng dạy chấm dứt, mọi người đi tứ tán trong rừng để thực tập. Siddhatta tiến tới làm lễ đạo sĩ Alara, tự giới thiệu mình, rồi cung kính nói:

- Bạch thầy, xin thầy cho phép con được gia nhập vào đoàn thể các vị sa môn ở đây và tu học dưới sự hướng dẫn của thầy.

Đạo sĩ chăm chú ngồi nghe Siddhatta, ngắm nhìn chàng hồi lâu và tỏ vẻ hài lòng:

- Siddhatta, thầy rất vui mà chấp nhận con. Con cứ ở lại đây. Nếu con hành được theo pháp và luật của thầy thì chỉ trong một thời gian thôi là con đắc đạo.

Siddhatta vui mừng lạy tạ. Đạo sĩ Alara ở trong một túp lều do các vị đệ tử dựng lên. Trong rừng rải rác cũng có những chòi lá khác của các sa môn đệ tử. Tối hôm đó, Siddhatta tìm một nơi bằng phẳng để ngủ. Chàng gối đầu lên trên một cái rễ cây. Vì mệt quá nên Siddhatta ngủ say cho đến sáng ngày mai. Khi thức dậy, nắng đã lên, và chim chóc đã ca hát vang rừng.

Siddhatta chỗi dậy. Các bạn đồng tu đã dậy từ lâu và đã hoàn tất buổi ngồi thiền đầu tiên trong ngày. Họ đang chuẩn bị để đi vào thôn làng khất thực. Siddhatta được trao cho một chiết bát và dạy cho phương pháp đi vào thôn làng xin ăn.

Theo các vị sa môn, Siddhatta ôm bát đi vào thành phố Vesali. Lần đầu tiên ôm bát đi khất thực, Siddhatta cảm thấy cuộc đời của người đi tu có dính liú rất nhiều với xã hội con người. Chàng học cách ôm bát, học cách đi, cách đứng, cách nhận thức cúng dường và cách chú nguyện để cảm tạ người thí chủ. Hôm ấy, Siddhatta đã được cúng dường một ít cơm nóng và nước cà ri chan lên trên.

Khi Siddhatta theo các đồng tu về tới rừng thì mọi người đã bắt đầu ngồi thọ thực. Sau buổi ăn, chàng đi tìm đạo sư Alara để được chỉ giáo về phương pháp tu. Lúc chàng tới thì Alara đang ngồi nhập định. Để chờ đợi, Siddhatta cũng ngồi nhiếp tâm trước mặt thầy. Lâu lắm, đạo sĩ Alara mới mở mắt. Siddhatta cúi lạy, xin thầy chỉ giáo cho mình.

Đại sĩ Alara gọi Siddhatta là sa môn, bởi vì Siddhatta đã chính thức là một vị sa môn khi được chấp nhận vào giáo đoàn. Ngài dạy cho vị sa môn về lòng tin, về sự tinh cần, về cách thở và về sự tập trung tâm ý. Ông bảo:

- Giáo lý của ta không phải chỉ là lý thuyết. Giáo lý của ta là sự hành trì. Cái biết của ta là cái biết của sự tự tri, tự chứng, tự đạt mà không phải là cái biết của lý luận. Con phải thực hiện cho được những trạng thái thiền định, mà muốn thực hiện cho được những trạng thái thiền định thì phải bỏ hết những vọng tưởng về quá khứ, về tương lai và chỉ nhắm về hướng giải thoát mà thôi.

Sa môn Siddhatta hỏi thêm về cách điều phục thân thể và cảm giác rồi bái tạ vị đạo sư đi tìm một góc rừng để hành trì. Ông đi bẻ cây bẻ lá che một mái lều dưới một gốc cây để làm nơi nương náu mà thực tập thiền định. Siddhatta thực tập rất chuyên cần. Cứ năm bảy hôm, ông lại trở về với Alara Kalam để thỉnh giáo về những chỗ còn kẹt. Tu như vậy trong ít lâu, ông đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.

Ngồi lại trong tư thế thiền định ông buông bỏ hết mọi suy tư và mọi ám ảnh về quá khứ cũng như về tương lai và thực hiện được sự thanh tịnh an lạc. Tuy nhiên trong niềm an lạc này, ông vẫn thấy có bóng dáng và mầm mống của những suy tư. Mấy tuần sau, trong một trạng thái thiền định cao hơn. Siddhatta loại trừ được các mầm mống của suy tư, rồi ông đi vào được một trạng thái trung tâm ý trong đó ý niệm về an lạc và không an lạc cũng không còn. Trong trạng thái tập trung ý đó, hình như năm cánh cửa cảm giác đã hoàn toàn đóng lại. Tâm ông tĩnh lặng như một mặt hồ khi không có gió.

Khi đem trình bày kết quả sự thực tập của mình cho đạo sĩ Alara Kalama, sa môn Siddhatta được đạo sĩ hết lời ca ngợi. Đạo sĩ bảo rằng ông đã bước những bước tiến bộ rất lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đạo sĩ bắt đầu dạy ông về phương pháp thực hiện một trạng thái thiền định gọi là không vô biên xứ, trong đó tâm của hành giả được đồng nhất với không gian vô biên. Trong không gian vô biên ấy mọi hiện tượng vật chất và mọi hình sắc đều tan biến, và không gian trở nên nền tảng của vũ trụ vạn hữu.

Sa môn Siddhatta vâng lời thầy về cố công thực tập. Trong vòng chưa đầy ba hôm, vị sa môn trẻ đạt tới sự thành công, nhưng Siddhatta có cảm tưởng định không vô biên xứ không giúp cho ông giải tỏa được những tâm tư sâu kín nhất của mình. An trú trong định đó, ông vẫn còn thấy bế tắc. Ông trở lại với Alara và trình bày tri kiến mình.

- Con phải bước lên thêm một nấc nữa, đạo sĩ nói. Cái hư không vô biên mà con đạt tới đó, nó cũng cùng một chất liệu với tâm thức con. Nó không phải là đối tượng của tâm thức con mà nó chính là tâm thức con. Vậy con hãy nổ lực mà đạt cho được trạng thái thiền định kế tiếp là thức vô biên xứ.

Siddhatta trở về góc rừng của mình. Chỉ trong vòng hai hôm, ông thực hiện được thiền thức vô biên xứ. Ông thấy được tâm thức mình trong một hiện tượng vũ trụ. Song lẽ, ông vẫn không giải tỏa được những sầu đau và thao thức của mình.

Siddhatta trở về với vị đạo sĩ và trình bày chỗ kẹt của mình. Alara nhìn ông bằng một con mắt kính phục. Vị đạo sĩ nói:

- Con đã đi gần tới đích. Hãy trở về quán chiếu về tính cách hư giả của vạn pháp. Mọi hiện tượng trong vũ trụ đều do tâm thức ta tạo nên. Tâm thức là khuôn đúc của tất cả mọi hiện tượng. Hình sắc, âm thanh, hương, vị, và những xúc chạm, nóng lạnh, cứng mềm đều là những sáng tạo của tâm thức. Chúng nó không có như ta thường tưởng, Tri giác của chúng ta là vị họa sư; nó vẽ ra hết mọi hình tượng. Phải đạt cho được cảnh giới vô sở hữu xứ thì con sẽ thành công. Vô sở hữu xứ là cảnh giới trong đó ta thấy được rằng không có một hiện tượng nào thật sự hiện hữu như tri giác của ta tưởng tượng.

Vị sa môn trẻ tuổi này chắp tay lĩnh giáo. Ông lại trở về góc rừng của ông. Trong thời gian tu học với đạo sĩ Alara, Siddhatta đã làm quen với nhiều vị sa môn đồng đạo. Tánh tình ông hòa nhã nên ai cũng mến yêu. Có ngày Siddhatta không cần đi kiếm thực phẩm mà vẫn có thức ăn lót dạ vào buổi trưa. Có khi xuất thiền, ông thấy thức ăn đã để sẵn một bên, hoặc là một vài trái chuối, hoặc là một mâm cơm tín thí cúng dường mà một vị sa môn bạn đã kín đáo chia xẻ lại. Đạo sĩ Alara đã có lần hỏi về gốc tích của ông, và sau đó có người cũng đã biết được tung tích ông. Siddhatta chỉ mỉm cười mỗi khi có một bạn đồng tu hỏi ông về cái gốc tích vương giả ấy. Ông khiêm nhượng nói:

- Cái đó không quan trọng gì. Có lẽ chúng ta chỉ nên chia sẻ với nhau về kinh nghiệm hành đạo mà thôi.

Rất nhiều vị sa môn đồng tu ưa được làm bạn với Siddhatta để được học hỏi với ông. Họ đã được nghe lời ca tụng Siddhatta, trực tiếp từ vị đạo sư của họ. Trong khoảng thời gian chưa đầy một tháng, Siddhatta thực hiện được định vô sở hữu xứ. Ông rất vui mừng thấy mình đạt tới cái thấy này. Trong nhiều tuần lễ kế tiếp, Siddhatta ngồi khai thác cái thấy ấy để giải quyết những bế tắc lâu ngày của tâm ý, nhưng định vô sở hữu xứ, dù là một trạng thái thiền định khá sâu sắc vẫn không giúp ông được. Cuối cùng Siddhatta phải trở về thỉnh ý đạo sư Alara.

Đạo sư Alara ngồi nghe Siddhatta một cách chăm chú. Mặt ông sáng rỡ lên. Đổi cách xưng hô, ông nói:

- Sa môn Siddhatta, ngài là một vị tài ba lỗi lạc. Ngài đã đạt tới chỗ cao nhất mà tôi đã đạt. Cái gì mà tôi đạt tới, ngài cũng đã đạt tới. Sa môn Siddhatta, xin ngài ở lại đây. Hai chúng ta sẽ cùng nhau dìu dắt giáo đoàn tu sĩ này.

Siddhatta im lặng. Ông suy nghĩ. Định vô sở hữu xứ tuy là một hoa trái quý giá của sự tu học nhưng không giải quyết được vấn đề sinh tử, không giải phóng được cho ta khỏi những sầu đau và thao thức căn bản, không đưa ta đến chỗ giác ngộ hoàn toàn. Mục đích của ta không phải là làm giáo chủ một giáo đoàn. Mục đích của ta là tìm con đường giải thoát đích thực.

Nghĩ như thế, Siddhatta chắp tay lại trình đạo sĩ:

- Thưa thầy, định vô sở hữu xứ không phải là mục đích tìm cầu của con. Con muốn tìm con đường đích thực để giải thoát sanh tử. Con xin cảm ơn thầy đã có lòng chiếu cố và yêu mến con. Xin thầy cho phép con được đi du phương tìm đạo. Thầy đã dạy dỗ con hết lòng trong những tháng vừa qua. Con xin ghi nhớ ơn thầy đời đời.

Đạo sĩ Alara Kalama tỏ ý buồn bã và tiếc nuối nhưng ý của Siddhatta đã quyết. Ngày hôm sau, ông lại lên đường.

Để đọc online trọn bộ Sách Theo gót chân Bụt kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Theo gót chân Bụt

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Trường An

    Con bạch Thầy! con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chớ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ.

      Nguyễn Trường An   28/02/2024 13:27
    • @Nguyễn Trường An Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh. Vấn đề nầy, có nhiều luận giải quan niệm khác nhau, tùy theo quan niệm giải thích của mỗi Tôn giáo và tùy theo niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, người Phật tử khi đặt định niềm tin theo một điều gì, chúng ta cần nên phối kiểm tìm hiểu vấn đề bằng lý trí và qua sự sát nghiệm luận cứ kỹ càng, chớ không nên nghe đâu tin đó. Nhứt là đối với những người nói bừa không có một luận cứ vững chắc và không có một niềm tin nào cả. Tốt hơn hết là chúng ta nên cẩn trọng trong khi nghe người khác nói.
      Qua câu hỏi trên, nếu phải luận giải cặn kẽ rõ ràng, thì thật là dài dòng. Ở đây, chúng tôi chỉ dựa theo quan điểm của Phật giáo, mà xin được trình bày góp ý qua một vài nhận xét thô thiển của chúng tôi, còn vấn đề tin hay không là tùy ý ở nơi mỗi người.
      Bảo rằng, con người sau khi chết còn có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chớ không có nghiệp báo gì hết, theo Phật giáo, thì quan niệm lý giải đó không thể chấp nhận được. Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất tử. Vì đó là lối chấp của ngoại đạo. Ngày xưa, thời Phật, có 2 phái ngoại đạo nêu ra 2 chủ thuyết: một là « Thường kiến » hai là « Đoạn kiến ». Phái Thường kiến cho rằng, linh hồn con người mãi mãi là con người, dù có tạo tội ác đến đâu, chết rồi cũng tái sinh trở lại làm người. Ngược lại, phái Đoạn kiến thì cho rằng, con người sau khi chết là không có linh hồn tồn tại đời sau, nghĩa là mất hẳn. Họ chấp như thế, nên Phật gọi họ là phái Đoạn diệt hay Đoạn kiến. Vì quan niệm và tin như thế, nên họ tha hồ làm ác, vì không có tội lỗi quả báo ở đời sau. Đây là 2 phái gây tác hại lớn làm đại loạn trật tự an bình cho xã hội. Hai phái nầy, theo chủ trương của họ là, không có nhân quả báo ứng. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, nhân quả là một chân lý phổ biến, tiềm tàng trong mọi sự vật và chi phối tất cả. Không một loài nào thoát khỏi nhân quả. Do Phật sau khi giác ngộ chân lý, Ngài nói ra cho chúng ta biết như thế
      Vì căn cứ theo luật nhân quả mà nhà Phật nêu ra thuyết nghiệp báo. Hễ chúng ta gây tạo nghiệp nhân gì, sớm hay muộn gì cũng phải có kết quả. Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất tử như thế. Vì như thế là rơi vào lối chấp thần ngã của ngoại đạo như đã nói ở trên.
      Theo Phật giáo, tất cả đều do nhân duyên sanh. Nghiệp báo cũng từ nhân duyên, nhân quả mà hình thành. Theo Duyên khởi luận của Phật giáo, trong đó, có nêu ra thuyết A lại da duyên khởi. Thuyết nầy thuộc Đại thừa thỉ giáo. A lại da là thức thứ tám sau thức Mạt na. Thức nầy còn gọi là Tàng thức. Là cái thức trùm chứa tất cả chủng tử thiện ác. Nói Tàng thức, vì thức nầy có 3 công năng: « năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng ».
      Năng tàng là thức nầy có khả năng hay dung chứa tất cả pháp. Sở tàng là khả năng để đựng chứa chủng tử các pháp. Do 2 công năng nầy, nên khi chúng ta gây tạo nghiệp thiện ác, thì tất cả những hạt giống thiện ác đó đều được huân chứa vào cái kho Tạng thức nầy. Đến khi đủ nhân duyên, thì những chủng tử ấy phát khởi hiện hành. Những chủng tử (hạt giống) được cất giữ vào trong kho nầy gọi đó là nghiệp thức. Chính cái nghiệp thức nầy là chủ động theo duyên mà tiếp nối thọ sanh đời sau. Nhà Phật gọi đây là tiếp nối vòng sanh tử luân hồi trong Lục đạo ( Trời, người, A tu la, địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh ).
      Như vậy, theo thuyết nghiệp cảm duyên khởi và A lại da duyên khởi của Phật giáo, thì mỗi ý nghĩ, lời nói, hành động của 3 nghiệp: thân, miệng, ý tạo tác của chúng ta, đều được cất giữ trong cái kho Tạng thức nầy hết, không sót mất một hạt giống thiện ác nào.
      Dụ như một thửa đất chúng ta gieo nhiều loại hạt giống khác nhau, khi mới gieo xuống ta không thấy chúng nẩy mầm lên, vì không thấy nên ta tưởng là chúng bị mất hay không lên, nhưng khi gặp mưa ướt đất, đủ duyên, thì chúng lại nẩy mầm lên. Khi nẩy mầm lên, thì giống nào nẩy mầm theo giống nấy. Như hạt cam, hạt ớt, hạt ổi v.v…mỗi thứ lên khác nhau, chúng không bao giờ lộn lạo. Khi chưa đủ duyên, chúng nằm yên đó, chớ không bao giờ mất.
      Cũng thế, nếu hiện đời, chúng ta huân tập nhiều hạt giống lành như niệm Phật, làm lành, làm phước v.v… vào Tàng thức, thì chính những hạt giống đó nó có công năng dẫn dắt chúng ta đến cảnh giới lành sanh ra, để tiếp tục hưởng những quả báo tốt đẹp mà do chúng ta đã gây tạo trong hiện đời nầy. Nhà Phật gọi đó là nghiệp dẫn. Ngược lại, nếu chúng ta tạo nghiệp ác thì cũng như thế. Nên nói, tùy nghiệp thọ sanh là vậy. Nên biết, nghiệp là hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Chính thói uen nầy khi thuần thục, thì nó có một sức mạnh phi thường để tùy duyên chiêu cảm thọ sanh.
      Như người ghiền cờ bạc, họ đi kiếm nơi nào có sòng bài, thì họ nhào vô chơi. Người ghiền nhạc, thì đi tìm phòng nhạc để ca hát v.v… Khi tập thói quen, dĩ nhiên có thói quen tốt và có thói quen xấu. Thói quen tốt hay thói quen xấu, một khi đã tiêm nhiểm thành ghiền nặng rồi, thì chính thói quen đó nó dẫn dắt chúng ta, tùy theo sở thích mà chiêu cảm, Thói quen hay sở thích nào nặng (cực trọng nghiệp), thì nó có một năng lực rất mạnh để tìm đến môi trường thích hợp mà thọ sanh, nên gọi là nghiệp cảm. Về điểm nầy, trong Quy Sơn Cảnh Sách, Tổ Quy Sơn cũng có nói: “Như nhơn phụ trái, cường giả tiên khiên, tâm tự đa đoan, trọng xứ thiên trụy”. Nghĩa là: Như kẻ mắc nợ, ai mạnh kéo trước, trong tâm nhiều mối, nặng đâu sa đó.
      Thường ta nghe trong kinh nói, người khi chết, thần thức xuất ra. Nói thần thức, chính là cái nghiệp thức A lại da, nói rõ ra là những chủng tử thiện hoặc ác đã kết thành nghiệp. Và chính nghiệp thức nầy là đầu mối của việc thọ sanh đời sau đó vậy.
      Người đời vì không biết, nên cho là có một cái linh hồn đi đầu thai. Chữ đầu thai có nghĩa là có một cái hồn nhẩy vào cái bào thai để thọ thai. Hiểu như thế, thì không phù hợp với hai thuyết: Nghiệp cảm và A lại da duyên khởi của Phật giáo như đã nói ở trên. Không phải có một cái linh hồn đi đầu nầy đầu kia để kiếm đường chui vào một chỗ nào đó. Theo thuyết A lại da duyên khởi, thì không chấp nhận quan niệm đó. Vì trong thức nầy có đủ chủng tử hữu lậu và chủng tử vô lậu. Chủng tử hữu lậu là những hạt giống tùy duyên mà phát sanh ra thiên sai vạn biệt, tức hiện tượng giới; còn chủng tử vô lậu, có thể đưa đến chỗ giải thoát.
      Tóm lại, người nào đó nói rằng sau khi con người chết, có một cái hồn tồn tại đi đầu thai và không có nghiệp báo gì hết, thì điều nầy như chúng tôi đã tạm nêu ra đôi nét giải thích trên, thì quan niệm đó không đúng. Trong quyển Quy Sơn Cảnh Sách giảng giải của Thiền Sư Thích Thanh Từ ở trang 77 có đoạn Hòa Thượng nói: “Người thế gian cho rằng mọi người đều riêng có một linh hồn là cái tính linh khôn ngoan sáng suốt, mà đã khôn ngoan thì sao lại chịu vào nơi khổ? Ai cũng nghĩ rằng sau khi chết linh hồn mình sẽ sinh ra làm người nữa và chấp chặt cho linh hồn đó là mình.
      Đạo Phật thì gọi đó là tâm thức. Cái tâm thức nầy tùy theo chỗ huân tập thiện ác mà đến, chứ không cố định. Vì không cố định nên nó không phải là cái khôn ngoan biết lựa chọn, mà chỉ tùy nghiệp mà thôi. Tâm thức khác linh hồn ở chỗ đó. Nếu nói chúng ta có linh hồn thì sẽ tưởng như đó là một tinh thần duy nhất, nếu là duy nhất cố định thì thiện ác, mãi mãi không thay đổi. Nhưng tâm thức chúng ta luôn luôn biến chuyển, gần người lành thì hấp thụ điều lành, gần kẻ ác thì hấp thụ điều ác. Như vậy, tâm thức là một dòng thiện ác sanh diệt, chính dòng thiện ác đó sẽ đưa chúng ta đến chỗ lành hay dữ, nghiệp nào nặng sẽ lôi mình trước, đó là ý Tổ Quy Sơn nói “trọng xứ thiên trụy”.
      Như vậy, Phật giáo không chấp nhận có một cái linh hồn trước sau như nhứt và càng không chấp nhận cái hồn đó đi đầu thai, như người đời lầm tưởng. Còn bảo rằng không có nghiệp báo gì hết, quan niệm nầy, theo Phật giáo cho đó là thuộc hạng người Nhứt xiển đề, tức bất tín cụ. Đây là hạng người họ không có lòng tin nhân quả. Chẳng những không tin mà họ còn bài bác nhân quả nữa. Hạng người như thế, thật chúng ta khó trao đổi luận giải với họ được.
      Như đã nói, thuyết nghiệp báo là đặt định trên chiều thời gian nhân quả mà nói. Người nói như thế, thiết nghĩ, họ chưa tìm hiểu về thuyết nghiệp báo. Và chưa hiểu nghiệp là gì. Nếu vì chưa hiểu, thì tốt hơn hết là nên tìm hiểu, chớ không nên nói càn bướng mà chuốc lấy khổ lụy vào thân. Thật là một tai hại vô cùng và thật đáng thương xót lắm thay!

        Thầy Uri   28/02/2024 13:28
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập949
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm947
  • Hôm nay77,525
  • Tháng hiện tại2,519,997
  • Tổng lượt truy cập65,987,799
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây