Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người biết là một Thiền sư tài ba, giảng viên, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó ông còn là một nhà khảo cứu, nhà văn, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Phật giáo ở phương Tây. Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt là một một tác phẩm tuyệt vời của vị Thiền sư tài ba Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách này giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, tất cả đều xuất phát từ thực tế và cần một quá trình lĩnh ngộ, giác ngộ và lĩnh hội. Với chất văn giản dị, nhẹ nhàng rất riêng của mình, tác giả đã giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận triết lý của Phật giáo. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Theo gót chân Bụt của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-duong-xua-may-trang-pdf-12.html
để tải về Ebook Sách Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Rừng kè được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Một buổi sáng nọ, Bụt từ giã Gayasisa để về Rajagaha. Khất sĩ Uruvela Kassapa đề nghị xin Bụt cho cả giáo đoàn đi theo. Bụt ngần ngại, nhưng Kassapa trình bày với Bụt là sẽ không có trở ngại gì cho việc chín trăm khất sĩ về tới kinh đô nước Magadha. Ông nói gần thủ đô Rajagaha có nhiều khu rừng trong đó các vị khất sĩ có thể cư trú, họ sẽ đi khất thực ở những miền ngoại ô thành phố và ngay cả trong thủ đô nữa để có dịp giáo hóa dân chúng miền này. Kassapa cũng thưa với Bụt là số lượng chín trăm vị khất sĩ là quá lớn đối với dân chúng miền Gaya. Về thủ đô, việc khất thực và giáo hóa sẽ dễ dàng hơn.
Khất sĩ Uruvela Kassapa có kiến thức khá tường tận về tình hình xã hội trong nước Magadha. Sau khi nghe vị khất sĩ này trình bày, Bụt bằng lòng cho chín trăm vị khất sĩ đi theo người về thành Vương Xá. Ba anh em khất sĩ Kassapa đã tổ chức tăng đoàn rất nghiêm minh. Đại chúng của tăng đoàn được phân làm thành các chúng, mỗi chúng hai mươi lăm vị, mỗi chúng có một vị trưởng chúng trưởng lãnh đạo. Vị chúng trưởng này có trách nhiệm về sự tu học và sự sinh hoạt của hai mươi bốn người trong chúng.
Đạo phong của các vị khất sĩ vì vậy càng ngày cáng sáng rỡ và uy nghi. Từ Gaya, tăng đoàn phải đi tới mười hôm mới về tới thủ đô Rajagaha. Mỗi buổi sáng, các vị khất sĩ đều phải ghé vào các tụ lạc để khất thực. Khất thực xong, họ quy tụ trong một khu rừng hoặc một bãi cỏ để thọ trai trong im lặng. Thọ trai xong, họ lại lên đường. Họ đi thành từng chúng, và có cả thảy ba mươi sáu chúng như vậy. Hình dáng của các vị khất sĩ khoác áo ca sa đi trầm lặng trên đường đã gây một ấn tượng rất sâu đậm và đẹp đẽ trong lòng dân chúng.
Tới Rajagaha, khất sĩ Uruvela Kassapa hướng dẫn Bụt và tăng đoàn về tạm cư ở Rừng Kè Mới Trồng, trong đó có đền Supatthita cách thủ đô hai dặm về phía Nam. Sáng ngày hôm sau, giáo đoàn được phép ôm bát đi vào thành khất thực. Các vị khất sĩ đi thành từng chúng hai mươi lăm người. Họ đi thành hàng, bước từng bước khoan thai và có ý thức, tay ôm bát, mắt nhìn thẳng về phía trước, dáng điệu uy nghi và lặng lẽ. Theo lời Bụt dạy, họ dừng lại trước mỗi căn nhà, không phân biệt giàu nghèo. Khoảng năm phút sau, nếu không được cúng dường, họ tiến tới trước cổng nhà bên cạnh.
Trong khi đứng im lặng chờ đợi được cúng dường, họ theo dõi hơi thở và thực tập phép quán niệm mà Bụt đã dạy. Khi được cúng dường, họ chỉ lặng lẽ nghiêng mình cám ơn mà không nói lời khen chê nào về thực phẩm được cúng dường. Nguời cúng dường sau khi sớt thức ăn vào bát vị khất sĩ, có thể đặt một vài câu hỏi. Các vị khất sĩ đã được lệnh ân cần trả lời về những câu hỏi đó. Đại ý, các vị cho biết là mình tu học trong giáo đoàn Tỉnh Thức, dưới sự hướng dẫn của một vị sa môn tên là Gotama Sakya, thường được gọi là Bụt, và họ giảng cho vị thí chủ nghe về bốn sự thật, về năm giới hoặc về con đường tám nhánh.
Tất cả các vị khất sĩ đều đã được lệnh trở về trú sở trước giờ ngọ để ăn trưa và nghe pháp thoại. Buổi chiều và buổi tối chỉ là để học hỏi và thiền tập. Vì vậy từ giữa trưa cho đến rạng sáng ngày hôm sau, không ai còn thấy bóng dáng một vị khất sĩ áo vàng nào nữa trong thành phố.
Chỉ trong vòng nửa tháng, phần lớn dân chúng thủ đô đã biết tới sự có mặt của giáo đoàn khất sĩ do Bụt lãnh đạo. Vào những buổi chiều khi trời dã mát, có nhiều vị thí chủ tìm tới Rừng Kè để được gặp Bụt và tăng đoàn để học hỏi về đạo lý tỉnh thức. Bụt chưa kịp đi thăm người bạn năm trước là vua Seniya Bimbisara thì vua đã được nghe báo cáo về Bụt và về giáo đoàn khất sĩ đông đảo của người.
Vua được biết người lãnh đạo giáo đoàn này là vị sa môn trẻ mà mình đã gặp trước đây trên một ngọn đồi gần kinh đô. Một buổi chiều, vua cùng với hoàng hậu và thái tử Ajatasattu ngồi xe tứ mã tìm về Rừng Kè để thăm Bụt. Đi theo xa giá của vua có nhiều chiếc xe khác. Vua đã mời đi theo mình một trăm hai mươi vị nhân sĩ trí thức và lãnh đạo cao cấp trong giới Bà la môn. Đến cửa rừng, vua xuống xe đi bộ vào, hoàng hậu cầm tay thái tử Ajatasattu theo sau. Một trăm hai mươi vị tân khách Bà la môn cũng làm như thế.
Nghe tin vua đến, Bụt cùng Uruvela Kassapa đi ra đón tiếp và đưa tất cả mọi người vào. Tất cả chín trăm vị khất sĩ đều có mặt, ngồi vây thành những vòng tròn lớn, Bụt mời vua, hoàng hậu, thái tử và các vị tân khách an tọa. Vua Bimbisara bắt đầu giới thiệu các vị nhân sĩ Bà la môn với Bụt. Vua không nhớ hết danh tánh từng người; vì vậy mỗi khi quên vua lại yêu cầu người bị quên tên tự giới thiệu mình. Trong số những vị tân khách này có nhiều người lão thông kinh điển và giáo lý Vệ Đà. Họ thuộc về đủ khuynh hướng đạo học và tôn giáo.
Phần lớn các vị nhân sĩ này đã từng nghe danh đạo sĩ Uruvela Kassapa, và một số đã được gặp ông, nhưng ngoài quốc vương Bimbisara chưa ai được gặp Bụt lần nào. Thấy thái độ cung kính của Kassapa đối với Bụt nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên. So với Uruvela Kassapa, sa môn Gotama Sakya nhỏ tuổi hơn nhiều. Họ thầm thì với nhau, không biết sa môn Gotama là đệ tử của Kassapa hay Kassapa là đệ tử của sa môn Gotama. Biết được tâm ý họ, khất sĩ Uruvela Kassapa rời chỗ ngồi, đứng dậy đi tới trước mặt Bụt. Ông chắp tay lại thành hình sen búp, chậm rãi và rõ ràng, ông nói:
- Sa môn Gotama, bậc giác ngộ, bậc tôn quý nhất trên đời; con là Uruvela Kassapa, đệ tử của thầy, xin cung kính làm lễ thầy.
Nói xong, ông sụp xuống lạy Bụt ba lạy, rất kính cẩn.
Bụt nâng Kassapa dậy và bảo ông ngồi xuống bên tay trái của người. Bây giờ đây một trăm hai mươi vị tân khách Bà la môn mới hoàn toàn giữ im lặng. Sự im lặng còn lớn lao hơn khi nhìn thấy chín trăm vị khất sĩ áo vàng đang lặng lẽ ngồi vây quanh, trong dáng điệu trang nghiêm và hùng vĩ.
Bụt lên tiếng giảng cho mọi người nghe về đạo Tỉnh Thức. Người nói về tự tính vô thường duyên sinh của mạng sống và của vạn vật. Người chỉ dạy con đường diệt trừ lầm lạc và khổ đau, con đường của sự sống tỉnh thức, con đường của sự thực hành giới luật, định tâm và quán chiếu. Giọng Bụt vọng lớn như tiếng chuông đồng, ấm như nắng mùa Xuân và trầm hùng như tiếng hải triều. Tiếng nói của Bụt như mưa Xuân thấm nhuần trên cây cỏ. Hơn một ngàn người lắng tai nghe Bụt, và không ai dám thở mạnh, sợ âm thanh của hơi thở xem vào làm vẫn đục pháp âm của người.
Hai mắt vua Bimbisara càng ngày càng sáng. Càng nghe, vua càng thấy tâm tư mình mở rộng. Bao nhiêu nghi vấn lâu nay trong lòng vua dần dần được cởi mở. Cuối cùng vua nở một nụ cười sung sướng và rạng rỡ.
Bụt chấm dứt pháp thoại. Vua Bimbisara đứng dậy hai tay cung kính chắp trước ngực, vua nói:
- Thưa Thế Tôn, hồi còn nhỏ, trẫm có năm điều ước nguyện, giờ đây tất cả năm điều ước nguyện ấy đã được thành tựu. Ước nguyện thứ nhất là được làm lễ quán đảnh và lên ngôi vua. Ước nguyện ấy đã thành. Ước nguyện thứ hai là làm thế nào trong đời được gặp một bậc đạo sư giác ngộ. Ước nguyện ấy cũng đã thành. Ước nguyện thứ ba là có duyên kính ngưỡng bậc giác ngộ ấy. Ước nguyện ấy cũng đã được thành. Ước nguyện thứ tư là được bậc giác ngộ ấy dạy cho con đường chánh pháp. Ước nguyện ấy cũng đã thành. Ước nguyện thứ năm là có thể hiểu được giáo pháp của bậc giác ngộ ấy. Thưa Thế Tôn, ước nguyện này vừa được thành tựu. Trẫm đã bắt đầu hiểu được giáo lý mầu nhiệm của ngài. Thế Tôn, ngài đã làm sáng tỏ giáo lý ấy bằng nhiều cách giảng dạy khác nhau. Thế Tôn, hôm nay xin ngài nhận cho trẫm làm đệ tử tại gia của ngài.
Bụt mỉm cười im lặng chấp thuận.
Vua lại tỏ ý thỉnh cầu Bụt và tất cả chín trăm vị khất sĩ ngày trăng tròn sắp tới đến thọ trai ở cung điện. Bụt cũng hoan hỷ nhận lời.
Một trăm hai mươi vị nhân sĩ tân khách cũng đều đứng dậy cám ơn Bụt. Có khoảng một phần mười trong số những tân khách này tỏ ý muốn được trở thành đệ tử của Bụt.
Cùng với Uruvela Kassapa, Bụt đưa vua, hoàng hậu, thái tử Ajatasattu và các vị tân khách ra đến cửa rừng, Bụt biết rằng chỉ còn chưa đầy một tháng nữa thì mùa mưa sẽ tới, và người không thể trở về quê hương kịp trước mùa mưa. Người quyết định cùng chín trăm vị khất sĩ an cư ba tháng tại Rừng Kè. Người biết rằng sau ba tháng an cư tu học, tăng đoàn sẽ khá vững vàng để có thể tự trị và người sẽ thong thả ra đi vào đầu mùa Nắng khi bầu trời đã trong xanh và cây cối đã xanh tươi.
Vua Seniya Bimbisara có chủ ý tổ chức một cuộc đón rước Bụt và tăng đoàn thật long trọng. Vua dự tính làm lễ trai tăng cúng dường ngay trước sân điện chầu, một cái sân gạch rộng có thể có chỗ ngồi cho một vạn người. Vua cho thông báo với thần dân biết ngày thỉnh Bụt và khuyên dân chúng treo đèn kết hoa trên những con đường mà Bụt và tăng đoàn sẽ đi ngang qua để tới vương cung. Vua cho mời rất nhiều nhân sĩ đến nghe Bụt thuyết pháp. Tất cả các quan chức trong triều cũng đều được mời đến dự. Vua cũng cho mời cả những em trai vào trạc tuổi của hoàng thái tử Ajatasattu. Thái tử năm nay lên mười hai tuổi. Biết Bụt và tăng đoàn không chấp nhận việc sát sinh để cúng dường, vua ra lệnh chuẩn bị những thức ăn thuần túy chay tịnh và rất ngon lành. Những người thân tín của vua có tới mười ngày để chuẩn bị cho cuộc tiếp đón.
Để đọc online trọn bộ Sách Theo gót chân Bụt kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! có người hỏi con về ý nghĩa lá cờ Phật giáo. Họ hỏi tại sao có 5 màu khác nhau. Vậy 5 màu đó tượng trưng cho ý nghĩa gì? Thật sự con không hiểu, xin thầy giải đáp cho con rõ.
@Nguyễn Thành Đạt Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Lá cờ Phật giáo đã được chấp thuận bởi Hội Nghị Liên Hữu Phật giáo Thế Giới, tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Colombo Tích Lan, từ ngày 26 tháng 5 năm 1950 đến ngày 7 tháng 6 năm 1950. Lá cờ 5 sắc là tượng trưng cho Ngũ căn Ngũ lực. Ngũ căn gồm có: tín, tấn, niệm, định, huệ. Còn Ngũ lực chỉ là tăng sức cho ngũ căn thêm lực dụng mạnh mẽ hơn mà thôi.
Như chúng ta tin vào Tam bảo hay lý nhân quả, nhưng lòng tin của chúng ta chưa được vững chắc mạnh mẽ, nên cần phải có niềm tin vững chắc mạnh mẽ hơn, đó là phạm vi của tín lực. Nghĩa là có thêm năng lực thúc đẩy niềm tin vững mạnh hơn lên. Tấn là tinh tấn, tức siêng năng hành trì về một pháp môn nào đó. Như siêng năng niệm Phật chẳng hạn. Mặc dù chúng ta có siêng năng, nhưng sự siêng năng của chúng ta chưa được mạnh mẽ, nên cần phải có tấn lực vào, thì sức siêng năng niệm Phật của chúng ta mới được dũng tiến hơn. Nhờ sức tinh tấn nên chúng ta luôn luôn nhớ đến danh hiệu Phật mà chuyên trì không gián đoạn. Sự chuyên chú hằng nhớ, đó là Niệm. Từ niệm chuyên chú lâu ngày thuần thục, thì Định lực phát sanh. Khi đã có định, tất nhiên là có Huệ. Đó là ý nghĩa đại khái của Ngũ căn và Ngũ lực.
Tóm lại, Năm màu của lá cờ là biểu trưng cho ý nghĩa ngũ căn ngũ lực là như thế. Ngoài ra, nó còn biểu trưng cho ý nghĩa tinh thần hòa hợp của Phật giáo. Phật giáo luôn chủ trương hòa bình. Cho nên, nhơn loại khắp năm châu, tuy màu da chủng tộc có khác nhau, nhưng Phật giáo xem nhau như tình huynh đệ một nhà.Với tinh thần từ bi, bình đẳng, lục hòa, Phật giáo không có phân chia giai cấp hay phân biệt khác nhau màu da chủng tộc. Vì tất cả đều có chung một nguồn tuệ giác (Phật tánh) như nhau. Vì vậy, nên lá cờ Phật giáo ngoài ý nghĩa biểu trưng cho giáo lý, nó còn nói lên tinh thần thích nghi hòa hợp đó.