Ra nhìn tia nắng sớm - Đường xưa mây trắng chương 35 - Theo gót chân Bụt

Chủ nhật - 19/11/2023 19:02
Câu chuyện về Ra nhìn tia nắng sớm được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” kể câu chuyện Vua Suddhodana tổ chức tiệc cúng dường Giáo đoàn của Bụt và Bụt đã thuyết pháp cho mọi người về sự giải thoát

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người biết là một Thiền sư tài ba, giảng viên, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó ông còn là một nhà khảo cứu, nhà văn, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Phật giáo ở phương Tây. Đường xưa mây trắng – Theo gót chân Bụt là một một tác phẩm tuyệt vời của vị Thiền sư tài ba Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách này giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, tất cả đều xuất phát từ thực tế và cần một quá trình lĩnh ngộ, giác ngộ và lĩnh hội. Với chất văn giản dị, nhẹ nhàng rất riêng của mình, tác giả đã giúp bạn đọc dễ dàng tiếp nhận triết lý của Phật giáo. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Theo gót chân Bụt của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-duong-xua-may-trang-pdf-12.html

để tải về Ebook Sách Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Ra nhìn tia nắng sớm được trích từ Cuốn “Đường xưa mây trắng - Theo gót chân Bụt” của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Tin thái tử Siddhatta đi tu đắc đạo đã trở về được truyền đi rất mau trong thành Kapilavatthu. Tin này được xác định bằng sự có mặt của giáo đoàn khất sĩ mỗi buổi sáng ở thành phố và các vùng lân cận thủ đô. Nhiều người đã được trông thấy cảnh tượng những đoàn khất sĩ lặng lẽ và trang nghiêm đi khất thực trên các nẻo đường. Nhiều nhà đã học được cách thức cúng dường thực phẩm cho các vị khất sĩ theo nghi lễ. Nhiều gia đình đã được nghe các vị khất sĩ thuyết pháp. Quốc vương Suddhodana cũng đã ra lệnh dân chúng treo cờ kết hoa vào ngày rước Bụt và giáo đoàn đến hoàng cung thọ trai.

Vua cũng đã ra lệnh dựng lên những am thất nhỏ rải rác trong công viên Nigrodha để che nắng che mưa cho Bụt và các vị đệ tử lớn tuổi của người. Ngoài những người có phận sự đến xây dựng am thất, đã có một số các người tìm tới tận công viên Nigrodha để thăm viếng và học hỏi với Bụt và các vị khất sĩ. Nhiều người ở thủ đô quả quyết đã được gặp thái tử Siddhatta trong hình thức tu sĩ trang nghiêm mang bình bát đi khất thực. Trong suốt cả tuần lễ, dân Kapilavatthu chỉ nói có một câu chuyện này khi dịp gặp gỡ nhau.

Hai vị phu nhân Gotami và Yasodhara cũng rất muốn lên vườn Nigrodha để thăm Bụt nhưng họ không có thì giờ. Cả hai người đều phải lo điều động công việc tổ chức lễ trai tăng. Vua đã cho mời hàng ngàn tân khách. Không những nhân vật trong giới chính trị và văn hóa trong và ngoài hoàng gia được mời mà tất cả các giới lãnh đạo tôn giáo và trí thức cũng đã được mời. Theo lời Bụt dặn, tất cả các thực phẩm cúng dường và thết đãi ngày hôm ấy sẽ đều là những món chay tịnh.

Hoàng tử Nanda đã lên thăm Bụt được hai lần vào hai buổi chiều. Chàng đã được ngồi với Bụt khá lâu và được Bụt giảng dạy cho những điều căn bản của đạo lý tỉnh thức. Nanda rất thương kính Bụt và rất mến nếp sống tịnh lạc của các vị khất sĩ. Chàng có hỏi thăm về đời sống hàng ngày của các vị khất sĩ. Chàng lại hỏi Bụt xem thấy chàng có đủ khả năng sống đời sống xuất gia không. Bụt chỉ mỉm cười không trả lời. Nanda là một thanh niên có nhiều tình cảm nhưng chưa được vững mạnh lắm về mặt ý chí. Khi ngồi với Bụt thì có ý muốn đi xuất gia, khi về đến cung điện và nghĩ tới mỹ nhân Kalyani, vị hôn thê của mình thì chàng lại thấy chàng chưa đi xuất gia được. Chàng tự hỏi không biết anh mình nghĩ gì về mình.

Ngày trai tăng đã đến. Cả thủ đô treo cờ hết hoa để đón Bụt và tăng đoàn. Hoàng thành cũng được treo cờ kết hoa bốn phía. Cả thủ đô tưng bừng chuẩn bị đón rước người hùng của cả nước. Nhiều nơi trong thành phố, thiên hạ mở hội vũ nhạc. Trên con đường mà Bụt và tăng đoàn sẽ đi qua, quần chúng tập họp rất đông đảo. Ai cũng muốn thấy tận mặt Bụt. Trong hoàng cung, tân khách của quốc vương đã tề tựu đầy đủ. Phu nhân Gotami và Yasodhara đích thân điều khiển công cuộc tiếp đãi. Gopa đã nghe lời hoàng hậu trang điểm và phục sức thật đúng mức trong ngày hội lớn này.

Trong lúc ấy Bụt cùng đoàn khất sĩ đang trầm lặng và nghiêm chỉnh đi vào thành. Hai bên đường dân chúng đứng chen từng hàng đông đảo. Nhiều người chắp tay cúi đầu khi Bụt đi qua. Những em bé được công kênh lên để có thể thấy được Bụt. Có cả những tiếng hò reo mừng Bụt trở về. Trong không khí rộn rã tưng bừng ấy, đoàn khất sĩ vẫn lặng lẽ và chậm rãi đi tới. Các vị khất sĩ để hết tâm ý vào bước chân và hơi thở của họ.

Đường xưa mây trắng Ra nhìn tia nắng sớm

Vua Suddhodana ra đón Bụt tận ngoài cổng hoàng cung, cũng như vua Bimbisara ở nước Magagha vậy, Bụt và các vị khất sĩ được hướng dẫn vào chỗ ngồi đã bày sẵn ở giữa sân điện. Thấy vua kính cẩn chắp tay làm lễ Bụt, tất cả các vương hầu và quan khách đều phải bắt chước đứng lên làm lễ người, dù trong số đó có người nghĩ rằng không có lý do gì mà họ phải tôn trọng vị khất sĩ trẻ này một cách quá đáng như vậy.

Sau khi Bụt và các vị khất sĩ đã an tọa, vua ra hiệu cho các người hầu mang thức ăn ra cúng dường. Chính tay vua cúng dường thức ăn vào bát của Bụt. Các vị khất sĩ cũng đều được cúng dường một lượt. Trong khi ấy hoàng hậu và Yasodhara hướng dẫn những cung nhân thừa tiếp trên một ngàn tân khách của vua, trong đó có nhiều đạo sĩ Bà la môn, các du sĩ và cả những nhà tu khổ hạnh. Tất cả đều thọ trai im lặng theo Bụt và tăng đoàn. Thức ăn thuần là chay tịnh. Sau khi mọi người đã thọ trai và bát của Bụt và của chư vị khất sĩ đã được rửa và trả lại cho từng người, vua đứng dậy chắp tay và thỉnh Bụt thuyết pháp.

Bụt ngồi im lặng một lát để quán chiếu tâm ý của đại chúng, Sau đó người lên tiếng. Trước hết người nói cho mọi người nghe sơ lược về kinh nghiệm học đạo, tìm đạo và tu đạo của người. Những điều này, người biết, ai trong đại chúng cũng muốn được nghe. Rồi Bụt khai thị cho đại chúng về đạo lý vô thưòng, vô ngã, và duyên sinh của vạn vật, nghĩa là về những khám phá căn bản trong công trình thiền quán của người. Người nói đến con đường quán chiếu và thực tập tỉnh thức như là con đường duy nhất có thể đưa đến sự diệt khổ và thực hiện an lạc. Người cũng cho biết là tế tự và cầu nguyện không phải là những phương thức hữu hiệu để đạt tới giải thoát.

Rồi Bụt giảng dạy về bốn sự thật căn bản: sự có mặt của khổ đau, nguyên do của khổ đau, khả năng diệt khổ để kiến tạo an lạc và giải thoát, và con đường thực hiện diệt khổ và kiến tạo an lạc.

Bụt khai thị thêm:

“Ngoài những tai nạn như sinh, già, bệnh, chết, có người còn phải gánh chịu biết bao nhiêu khổ đau khác do mình tự tạo ra cho mình. Vì vô minh, nghĩa là vì nhận thức sai lầm, con người nghĩ, nói và làm những điều có thể tạo ra cho bản thân mình và cho những người xung quanh rất nhiều nỗi khổ. Những đau khổ vì giận dữ, hờn oán, nghi kỵ, ganh ghét, bất mãn ... đều do ta thiếu sáng suốt mà sinh ra. Ta sống trong những khổ đau ấy như sống trong một nhà đang bốc cháy. Phần lớn những khổ đau mà ta chịu đều do ta tự tạo ra cho ta. Ta không thể thoát ra được khổ đau bằng cách cầu cứu một vị thần linh. Ta phải quán chiếu tâm ta và hoàn cảnh ta để loại trừ những nhận thức sai lầm đã từng là nguồn gốc phát sinh ra các khổ đau ấy. Ta phải tìm tới ngọn nguồn của đau khổ thì ta mới thật sự hiểu được bản chất của đau khổ. Một khi hiểu được bản chất của một niềm đau khổ thì ta thoát được ra khỏi niềm đau khổ ấy.

Ví dụ có một người kia tới chửi mắng ta. Ta có thể nổi giận và chửi mắng trả lại người ấy. Trong trường hợp này ta khổ mà người ấy cũng khổ. Theo đạo lý tỉnh thức thì không nên vội nổi giận và chửi mắng người kia. Ta phải bình tâm quán chiếu để thấy được vì sao người kia lại tới chửi mắng ta, nghĩa là ta đi tìm tới cội nguồn của sự giận dữ của người ấy. Do công phu quán chiếu bình tĩnh đó mà ta có thể thấy được những nguyên nhân sâu xa và chằng chịt nào đó đưa tới thái độ và hành động hôm nay của người ấy. Nếu ta thật sự có lỗi thì ta thấy sự chửi mắng đó là kết quả tất nhiên của lỗi lầm ta. Nếu ta quả không có lỗi lầm gì thì chắc chắn đã có một sự hiểu lầm nơi người ấy. Ta quán chiếu để tìm ra và chứng minh được sự hiểu lầm ấy cho người kia thấy. Làm như vậy, ta tránh được khổ đau cho ta và cũng giải tỏa được khổ đau cho người kia.

Thưa Đại Vương và các vị quan khách! Tất cả mọi khổ đau của ta, ta đều có thể thoát ra khỏi bằng đường lối quán chiếu ấy, nhưng muốn quán chiếu cho thành công ta phải biết theo dõi hơi thở, biết thực tập sống theo tinh thần giới định tuệ. Giới là những nguyên tắc sống cho an lạc. Có sống theo các nguyên tắc này, ta mới thực hiện được định. Định là nếp sống có tỉnh thức, có chú tâm. Có tỉnh thức và chú tâm ta mới có khả năng quán chiếu về thực tánh của tâm ta và của hoàn cảnh, và có quán chiếu ta mới có Tuệ. Tuệ tức là sự hiểu biết.

Một khi đã có hiểu biết, ta có thể thương yêu và tha thứ. Cuộc đời sẽ bớt khổ rất nhiều khi ta có hiểu biết. Nếu không hiểu biết, ta không thể thương yêu và tha thứ. Cho nên con đường giải thoát chân thật là con đường thực hiện sự hiểu biết. Hiểu biết là trí tuệ, là bát nhã. Mà trí tuệ chỉ có thể do quán chiếu đem lại. Con đường giới, định và tuệ vì vậy là con đường duy nhất đưa tới giải thoát”.

Bụt lặng yên một lát rồi mỉm cười. Người nói tiếp:

“Nhưng khổ đau chỉ là một mặt của sự sống. Sự sống còn có một mặt khác: đó là sự có mặt của những mầu nhiệm trong cuộc đời, và nếu con người được tiếp xúc với những mầu nhiệm ấy, con người sẽ có niềm vui và sự an lạc. Khi tâm ta được giải thoát, ta tiếp xúc ngay được với những mầu nhiệm ấy. Nếu ta chứng nghiệm được sự thật về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì ta có thể thấy được rằng tất cả đều là mầu nhiệm: từ tâm ý ta, thân thể ta cho đến cành tre tím, bông cúc vàng, dòng sông trong, mặt trăng sáng.

Chỉ vì ta tự giam hãm ta trong thế giới khổ đau cho nên ta mới không xúc tiếp được với thực tại mầu nhiệm. Phá được vô minh rồi, ta sẽ thênh thang trong thế giới của an lạc, của giải thoát, của niết bàn. Niết bàn là sự chấm dứt của vô minh, tham đắm và giận hờn. Niết bàn cũng là sự hiển lộ của niềm an lạc và giải thoát. Quý vị cứ thử ra nhìn một dòng sông trong hay một tia nắng sớm. Qúy vị sẽ thấy mình đã tiếp xúc được với thế giới của an lạc và giải thoát chưa. Nếu bị giam hãm trong ngục tù của phiền não, ta vẫn còn chưa tiếp xúc thật sự được với những nhiệm mầu của vũ trụ, trong đó có hơi thở ta, thân và tâm ta. Phá giặc phiền não bằng phép quán chiếu, đó là con đường tôi đã tìm ra được. Tôi đã thực nghiệm, đã thành công và đã chỉ bày cho nhiều người khác. Nhiều người thực hành theo phương pháp ấy cũng đã thành công”.

Khi Bụt chấm dứt pháp thoại, người đã chinh phục được hầu hết mọi người trong số những tân khách của vua Suddhodana. Điều này có thể cảm nhận được trong không khí và trong ánh mắt của các vị tân khách. Vua sung sướng đã đành mà hoàng hậu Gotami và công nương Yasodhara cũng tỏ vẻ hết sức hoan hỷ. Họ nhất quyết trong những ngày kế tiếp tìm tới với Bụt để được học về những phương pháp quán chiếu thực tiễn có thể giúp họ đạt tới giải thoát và giác ngộ. Sau buổi pháp thoại, vua tiễn Bụt và giáo đoàn ra khỏi hoàng cung rồi mới đưa tiễn các vị tân khách. Mọi người đều chúc mừng vua về sự thành công của Bụt.

 Công viên Nigrodha đã được biến thành một tu viện cho Bụt và tăng đoàn. Ở đây có rất nhiều cây sung cổ thụ. Các cây này cho Bụt và tăng đoàn rất nhiều bóng mát. Rất nhiều người đến xin xuất gia thọ trì năm giới của người cư sĩ. Trong số những người đến xin Bụt xuất gia có cả những thanh niên thuộc dòng họ Sakya của người.

Yasodhara thường đi chung với hoàng hậu và Rahula đến thăm và cúng dường Bụt và tăng đoàn tại tu viện. Bà đã được nghe Bụt thuyết pháp nhiều lần. Bà cũng đã có cơ hội hỏi Bụt những câu hỏi về sự liên hệ giữa sự tu đạo và công việc cứu tế xã hội. Bà được Bụt dạy cho những phương pháp theo dõi hơi thở và thực tập thiền quán để nuôi dưỡng sự an lạc trong thân tâm.

Bà biết rằng nếu không có an lạc thì con người không thể giúp được gì cho kẻ khác. Bà học được rằng phát triển sự hiểu biết cũng là nuôi dưỡng được tình thương. Bà rất sung sướng tìm ra được rằng bà có thể thực tập thiền quán ngay trong đời sống hàng ngày và trong những lúc làm công tác cứu tế xã hội. An lạc có thể đạt được ngay trong khi mình làm công việc. Phương tiện và cứu cánh không còn là hai cái khác nhau. Hoàng hậu Gotami cũng đạt được nhiều tiến bộ tu học trong thời gian mấy mươi ngày sau đó.

Để đọc online trọn bộ Sách Theo gót chân Bụt kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Theo gót chân Bụt

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Thị  Kim Cúc

    Con bạch Thầy! Phật giáo chỉ là một triết học (philosophy)?

      Nguyễn Thị Kim Cúc   13/03/2024 07:39
    • @Nguyễn Thị Kim Cúc Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Danh từ “philosophy”, triết học, có hai phần: “philo” có nghĩa ưa thích, yêu chuộng, và “sophia” có nghĩa trí tuệ. Như vậy, triết học (philosophy) là sự yêu chuộng trí tuệ, hoặc tình thương và trí tuệ. Cả hai ý nghĩa này mô tả Phật giáo một cách toàn hảo. Phật giáo dạy ta nên cố gắng phát triển trọn vẹn khả năng trí thức để có thể thông suốt rõ ràng. Phật giáo cũng dạy ta phát triển lòng từ bi để có thể là người bạn thật sự của tất cả mọi chúng sinh. Như vậy, Phật giáo là một triết học,nhưng không phải chỉ là một triết học. Phật giáo là triết học tối thượng.

        Thầy Uri   13/03/2024 07:40
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập356
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm355
  • Hôm nay86,343
  • Tháng hiện tại548,249
  • Tổng lượt truy cập64,016,051
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây