“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Những chuyện nhân quả” của Pháp sư Thích Hải Đào do nhà xuất bản Tôn giáo phát hành. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-nhung-chuyen-nhan-qua-pdf-11.html
để tải về Ebook Sách Những chuyện nhân quả hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf. Sách giới thiệu về những câu chuyện về luân hồi, nhân quả báo ứng có thật cực hay, đáng suy ngẫm mà bạn nên đọc một lần! Hiểu quy luật nhân quả để đời người không uổng phí.
Sau đây là Câu chuyện về Cá voi lớn được trích từ Cuốn “Những chuyện nhân quả” của Pháp sư Thích Hải Đào - Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính.
Lập mưu hiểm giết hại người,
Đời đời thọ thân cá voi.
Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, Đại A-la-hán Tôn giả Mục-kiền-liên thường dùng sức thần thông hiện đến các cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân gian, thiên giới để quán sát sự an vui hay thống khổ của chúng sinh trong những cõi đó, ví dụ như sự thống khổ vì lạnh tê người, hay nóng đến cực độ, và nhiều cảnh tàn sát ở chốn địa ngục; ngạ quỉ chịu sự thống khổ vì đói khát; súc sinh chịu sự thống khổ ăn nuốt và hành hạ lẫn nhau; hoặc các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết ở nhân gian; cho đến nỗi thống khổ trước khi chết của chư thiên.
Quán sát như vậy xong, Tôn giả trở về nhân gian kể lại cho mọi người nghe, làm cho ai nấy đều biết được những nỗi thống khổ của chúng sinh trong các cảnh giới khác, nhờ đó liền sinh tâm chán lìa, muốn thoát ly sinh tử luân hồi.
Ngày kia, Tôn giả Mục-kiền-liên đang ở trong thành Xá-vệ, bỗng nhiên đại chúng không còn nhìn thấy thầy đâu nữa. Thì ra thầy đã bay đến một đại dương trong cõi súc sinh. Biển lớn này chia làm ba tầng:
Tầng biển thứ nhất nước sâu 28.000 do-tuần, trong đó có loài cá voi lớn, dài đến 700 do-tuần. Những con cá voi lớn này, mỗi khi đói liền há miệng ra, ngay tức khắc nước biển và toàn bộ động vật trong vùng biển đó đều bị nuốt vào bụng chúng. Khi chúng đã no liền phun nước biển trở ra. Loài cá voi lớn này chuyên ăn những sinh vật nhỏ sống trong biển để duy trì mạng sống; mà những sinh vật nhỏ bị nó ăn vào thì quay trở lại ăn nội tạng của nó để sống.
Tầng biển thứ hai nước sâu 25.000 do-tuần, cá voi lớn trong đó dài đến 1.400 do-tuần. Khi nó đói liền há miệng ra, nuốt toàn bộ sinh vật sống trong tầng biển thứ nhất.
Tầng biển thứ ba nước sâu 2.500 do-tuần, có cá voi lớn dài 2.100 do-tuần. Những con cá voi ở tầng biển này lại chuyên ăn những sinh vật ở tầng biển thứ nhất và thứ hai để sống.
Trong tầng biển thứ ba có một con cá voi rất lớn, trên thân có rất nhiều loài sinh vật biển đang ăn, cắn nó; thân thể bị xé ra thành từng mảnh từng mảnh, có mảnh lớn, mảnh nhỏ; có mảnh lớn một do-tuần, hai do-tuần; cũng có mảnh bằng một ngọn núi nhỏ... Những vết thương lớn nhỏ này làm nó phải thường xuyên đau đớn tưởng chừng như không thể chịu nổi.
Để giảm bớt sự đau đớn, cá voi ấy liền bơi vào bờ. Nhưng vì nghiệp lực nên lúc nào cũng có 500 con quỷ dạ-xoa dùng các loại binh khí, như rìu, búa... chờ sẵn để chặt, cắt thịt trên lưng nó, làm cho máu chảy thành sông... Không thể chịu nổi nữa, nó phải lặn trở lại vào biển, máu loang đỏ cả một vùng biển lớn.
Sau khi bơi trở lại biển, các loài sinh vật lớn nhỏ trong biển lại tranh nhau ăn thịt, cắn rỉa, khiến cho nó đau đớn không chịu nổi, đành phải bơi trở lại vào bờ. Nhưng khi vào bờ lại bị bọn quỉ dạ-xoa cắt xẻo...
Cứ bơi ra bơi vào mãi như vậy mà không lúc nào được tạm ngớt sự đau đớn, chịu hết thổng khổ này đến thống khổ khác. Nhiều khi nó không chịu đựng được nữa phải gầm rống lên vì đau đớn.
Tôn giả Mục-kiền-liên sau khi nhìn thấy tình cảnh như vậy, liền dùng trí tuệ Thanh văn của mình, nhập Tứ thiền định để quán sát nhân duyên đời trước của con cá voi này: một đời, hai đời, ba đời...
Khi quán sát như vậy, Tôn giả Mục-kiền-liên dùng nhãn quan Thanh văn chỉ thấy được những đời trước của con cá voi này đều là súc sinh. Tôn giả biết sự quán xét như vậy của mình là chưa rốt ráo, và Tôn giả cũng biết chỉ có tuệ nhãn của đức Như Lai mới có khả năng thấu triệt không ngăn ngại. Tôn giả liền trở về thỉnh vấn Như Lai về nhân duyên đời trước của con cá voi lớn kia. Sau khi nghĩ như thế, chỉ trong nháy mắt Tôn giả đã về tới thành Xá-vệ.
Lúc đó, đức Như Lai đang thuyết giảng giáo pháp giải thoát cho rất nhiều đệ tử. Tôn giả Mục-kiền-liên nhận thấy nếu ngay lúc này thỉnh vấn đức Phật sẽ có thể làm lợi ích cho nhiều chúng sinh. Do đó, Tôn giả liền đến trước Đức Phật, cung kính chắp tay thưa hỏi:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Con thường xuyên vào trong năm đường luân hồi để quán sát các nỗi thống khổ của chúng sinh, rồi trở về nhân gian kể lại cho mọi người nghe, giúp họ sinh khởi tâm ghê sợ, chán lìa luân hồi, đạt được lợi ích lớn. Lần này con đến bên bờ biển, thấy trong biển lớn có một con cá voi dài 2.100 do-tuần, có nhiều sinh vật lớn nhỏ tranh nhau ăn nuốt, cắn rỉa thân thể nó, đau đớn thống khổ không thể chịu nổi, do đó phải bơi vào bờ, nhưng vừa đến bờ lại có 500 quỷ dạ-xoa chực sẵn để cắt xẻo thân nó, máu chảy ra loang đỏ cả nước biển. Con thấy nó phải chịu nhiều thống khổ không chút gián đoạn như vậy, liền dùng tuệ nhãn Thanh văn quán sát nhân duyên đời trước của nó, nhưng chỉ nhìn thấy trước đó một đời, hai đời, ba đời..., vì nhãn quan của hàng Thanh văn không có khả năng quán sát được nhiều đời nhiều kiếp, chỉ thấy các đời trước của nó toàn là làm thân cá voi lớn.
Kính bạch đức Thế Tôn! Rốt cuộc con cá voi này trước đây đã gây tạo nghiệp ác gì mà phải chịu quả báo như vậy? Ngưỡng mong đức Phật từ bi nói rõ nhân duyên đó, tất cả chúng con đều rất muốn nghe.
Đức Như Lai nhìn đại chúng một lượt, rồi đáp lời Mục-kiền-liên:
– Đây đều là do nghiệp lực từ rất nhiều đời trước của nó. Vào thời đức Sơn Vương Như Lai còn trụ thế, có một vị cư sĩ phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu và thọ trì năm giới cấm trong giáo pháp của đức Sơn Vương Như Lai. Một hôm, vị cư sĩ đó nói với vợ:
– Hiền thê! Nàng đã xinh đẹp lại hiền đức giỏi giang, chúng ta cũng đã có được cuộc sống hết sức sung túc hạnh phúc. Nhưng bây giờ ta đã phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu và thọ trì năm giới cấm trong giáo pháp của đức Sơn Vương Như Lai, cho nên từ đây về sau chỉ có thể chăm sóc cuộc sống ăn mặc của nàng mà thôi chứ không thể có cuộc sống ái ân như trước, vì làm như vậy sẽ phạm vào giới cấm. Hay là ta cho phép nàng tìm người đàn ông khác để cùng sinh sống nhé!
Người vợ không chút do dự, bình thản đáp:
– Thưa phu quân! Chàng đã phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu và thọ trì năm nguyên tắc giới cấm, thiếp cũng không muốn chung sống với người khác, do đó thiếp nguyện vẫn mãi mãi theo hầu hạ bên chàng.
Thế là, hai vợ chồng họ cùng nhau sống cuộc đời thanh tịnh.
Do nhan sắc của người vợ quá đẹp, cho nên có một vị đại thần là Đại Tị Tử rắp tâm mơ tưởng, muốn chiếm hữu nàng.
Một hôm, đại thần Đại Tị Tử dẫn theo một người, mang rất nhiều vàng bạc châu báu đến nhà vị cư sĩ, nói với chàng:
– Hôm nay có việc xin làm phiền anh! Số vàng bạc châu báu này xin nhờ anh giữ hộ vì tôi sắp phải đi gặp vua nhận nhiệm vụ, nếu mang theo bên mình e không tiện lắm, cho nên để lại đây, khi nào xong việc tôi sẽ trở lại lấy!
Vị cư sĩ rất thật thà nhận lời. Đại thần Đại Tị Tử còn cố ý chỉ vào người mình dẫn đến làm nhân chứng về việc đưa vàng bạc châu báu cho vị cư sĩ.
Qua một thời gian sau, đại thần Đại Tị Tử một mình đến nói với cư sĩ:
– Mấy hôm trước tôi có gửi vàng bạc châu báu nhờ anh giữ hộ, bây giờ cho tôi xin lại, thật cảm tạ ơn đức của anh.
Vị cư sĩ thật thà chất phác chẳng biết gì cả, bèn đem y nguyên số tiền ông ta gửi đưa trả lại, không ngờ rằng bên trong lại có uẩn khúc.
Lại qua một thời gian nữa, đại thần Đại Tị Tử dẫn người làm chứng hôm trước đến nhà cư sĩ, nói với anh:
– Hôm nay, tôi dẫn người làm chứng đến xin lại số vàng bạc châu báu gửi anh hôm trước, xin anh vui lòng trả lại cho.
Vị cư sĩ kinh ngạc hỏi:
– Cái gì? Chẳng phải tôi đã trả lại cho quan lớn rồi sao?
Đại thần Đại Tị Tử giả bộ tức giận chửi mắng:
– Không ngờ ông là người như vậy hay sao? Hôm đó, rõ ràng hai người chúng tôi có đưa cho ông một số vàng bạc châu báu, hôm nay đến lấy, chẳng những ông không trả lại, mà còn nói dối là đã trả lại rồi. Nếu đã trả rồi, sao tôi còn đến đây nữa, thật là vô lý!
Hai người họ tranh luận mãi vẫn không ngã ngũ, cuối cùng đưa nhau lên vua, thỉnh cầu quốc vương xét xử. Song, Đại Tị Tử là quan đại thần, lại có nhân chứng rõ ràng, nên vị cư sĩ thật thà cuối cùng thua kiện.
Đại thần Đại Tị Tử lợi dụng cơ hội đó dùng dây trói và đánh vị cư sĩ một cách dã man, cho đến chết, sau đó cắt thịt của cư sĩ ra thành từng miếng từng miếng, cuối cùng lấy búa chặt đầu và xương ra từng phần riêng biệt. Tuy thống khổ khôn cùng, nhưng nhờ có được năng lượng tu tập nên chàng vẫn luôn nhớ nghĩ đến Phật, Pháp, Tăng, nhờ đó được sinh về cảnh giới lành.
Sau đó, đại thần Đại Tị Tử đến nói với vợ cư sĩ:
– Tất cả những gì ta làm đều là vì muốn chiếm được nàng. Chồng nàng đã chết, vậy hãy đồng ý lấy ta nhé! Ta hứa nhất định sẽ đối xử tốt với nàng, chúng ta có thể vui vẻ sung sướng cả đời.
Lúc đó, người vợ cư sĩ cố nén nỗi căm phẫn, nói với hắn:
– Đợi thiếp hỏa táng thi thể của chồng xong, rồi chúng ta sẽ cùng chung sống.
Đương nhiên đại thần Đại Tị Tử vui vẻ đồng ý, lại giả bộ làm ra vẻ nhân từ giúp nàng đưa thi thể cư sĩ vào rừng Thi-đà hỏa táng. Chờ lúc lửa cháy dữ dội nhất, thấy hắn không để ý, nàng lao mình vào lửa đỏ chết theo chồng để thủ tiết.
Khi đó, đại thần Đại Tị Tử không những chẳng có được người phụ nữ mình thầm thương trộm nhớ và tốn nhiều công sức, ngược lại tạo ra ác nghiệp cực lớn, hối hận không kịp.
– Này các tỳ-kheo! Đại thần Đại Tị Tử thuở ấy chính là con cá voi lớn đang thọ báo ngày nay. Trước tiên nó đã phải chịu khổ báo cực lớn trong vô lượng kiếp ở địa ngục, sau đó mới chuyển sinh làm cá voi lớn, đến ngày nay vẫn còn phải thọ khổ liên tục như vậy.
Tôn giả Mục-kiền-liên liền thưa hỏi:
– Kính bạch đức Thế Tôn! Con cá voi lớn đó đến lúc nào mới có thể thoát được ác báo này?
– Sau này, vào thời đức Đạo sư thiên nhân, Như Lai, Chính Đẳng Chính Giác, Thiện Ý Thế Tôn thị hiện ra đời nó mới được chuyển sinh làm người, được xuất gia sống đời tỉnh thức trong giáo pháp của đức Thiện Ý Như Lai, chứng đắc quả A-la-hán.
Rất nhiều vị đệ tử có mặt khi ấy được nghe đức Như Lai nói rõ nhân quả như vậy, tất cả đều sinh tâm xa lìa, chán ghét, sợ hãi đối với cuộc luân hồi. Đức Thế Tôn quán sát biết trong đại chúng này có nhiều vị có thể trở thành những bậc tài ba lỗi lạc trong việc hoằng pháp lợi sinh sau này, bèn thuyết dạy những giáo pháp giải thoát thích hợp với họ. Nhờ đó, có nhiều vị đạt được Noãn, Đảnh, Nhẫn và Thế đệ nhất pháp của Gia hạnh đạo; có những vị đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; có người được vương vị Kim luân; có người được giai vị Phạm thiên và Đế-thích thiên; có những vị chứng được quả vị Duyên giác; có vị gieo trồng nhân Vô thượng Bồ-đề; tất cả những người còn lại đều phát khởi niềm tin thanh tịnh, chân thật vào Ba ngôi báu và phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu.
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Người Phật tử đã quy y thọ ngũ giới rồi, tại sao còn tin vào bói toán và coi ngày giờ tốt xấu, xin xăm, cúng sao hạn v.v… Như thế có trái với luật nhân quả hay không?
@Phù Ngọc Thanh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Xin thưa ngay là hoàn toàn chống trái với luật nhân quả. Đây là điều mà phần lớn người Phật tử chúng ta vướng mắc phải. Có những người, tuy đã quy y Tam Bảo, nhưng hạt giống tà ngoại của họ còn quá sâu dầy, nên việc mê tín dị đoan, thật họ khó lòng bỏ hẳn. Đối với Phật pháp, tín tâm của họ rất mỏng. Hơn nữa, sự nghiên cứu học hỏi Phật pháp của họ cũng không được sâu rộng lắm. Do đó, mà lòng tin ở nơi chánh lý nhân quả của họ không được vững chắc. Điều nầy, là một hiện tượng chung thật quá đau lòng !
Người Phật tử quy y Tam Bảo thì nhiều, nhưng tin sâu vào Tam Bảo và hiểu được Phật pháp, thì chẳng có bao nhiêu. Thế nên, tình trạng mê tín vẫn còn kéo dài mãi. Sự mê tín nầy không những chỉ ở nhơn gian thôi, mà ngay cả ở trong chùa cũng vẫn có. Nghĩa là, Tăng, Ni vẫn còn coi ngày, coi sao, đoán quẻ v.v… Như thế, thì trách gì Phật tử! Tệ trạng nầy, không phải mới đây, mà nó đã có từ lâu đời.
Việc mê tín ở Việt Nam hiện nay, phải nói xảy ra rất nhiều và tai hại rất trầm trọng. Dù đã được những bậc Tôn đức tu hành chơn chánh thuyết giảng kêu gọi Phật tử không nên mê tín mù quáng. Đặt niềm tin không đúng chỗ, nó sẽ gây ra tai hại lớn lao. Chẳng những hại mình trong đời nầy mà nó còn kéo dài nhiều đời sau nữa. Thế nên, người Phật tử cần phải xây dựng cho mình một lòng tin đặt trên nền tảng trí tuệ. Nói cách khác, người Phật tử phải dùng ngọn đuốc trí tuệ soi sáng và chỉ đạo cho niềm tin. Có thế, thì mới mong thoát khỏi vòng khổ đau lẩn quẩn.
Trong Kinh Di Giáo, trước khi vào Niết Bàn, đức Phật đã ân cần dặn dò khuyến nhắc các thầy Tỳ kheo, các thầy nên ghi nhớ, sau khi tôi diệt độ, các thầy không được: … “Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số, đều không nên làm…” Dù đã có lời răn nhắc của Phật, nhưng tệ trạng tập tục nầy từ xưa tới nay cũng vẫn còn tiếp diễn và chưa biết đến bao giờ mới thật sự chấm dứt!
Xin nhắc lại: “Tin như thế, thì hoàn toàn chống trái với luật nhân quả”. Chánh tín và mê tín là hai phạm trù dị biệt, như sáng với tối. Hễ có sáng thời không có tối. Hễ có tà kiến, thì không có chánh kiến. Hễ có mê tín, thì không có chánh tín. Ngược lại cũng thế. Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo chủ trương chánh kiến, chánh tín. Đạo Phật không bao giờ chấp nhận tà kiến, mê tín. Là người Phật tử dù xuất gia hay tại gia, chúng ta phải có bổn phận nêu cao chánh lý nhân quả và hướng dẫn mọi người đi đúng trên lộ trình giác ngộ. Đúng theo lời Phật dạy. Lệch quỹ đạo giác ngộ là chính ta đã đánh mất vai trò xiển dương chánh pháp và như thế, thật là đắc tội với Tam Bảo.
Trong quyển Bước Đầu Học Phật, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ biên soạn, có bài viết nói về:”Mê Tín Và Chánh Tín” ở đoạn kết luận, ( trang 122 ) có đoạn Hòa Thượng viết: “Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín. Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những Kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi. Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp. Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bổn đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng Bảo.”