Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc - Những chuyện nhân quả kỳ 4 - Pháp sư Thích Hải Đào

Thứ sáu - 11/08/2023 07:52
Câu chuyện về Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc được trích từ Cuốn “Những chuyện nhân quả” kể về tỳ-kheo Tiểu Đà Bối sinh ra trong gia đình ăn xin, chịu đủ mọi khốn khổ cho đến lúc chết do ác nghiệp bỏ đói mẹ trong kiếp quá khứ

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Những chuyện nhân quả” của Pháp sư Thích Hải Đào do nhà xuất bản Tôn giáo phát hành. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-nhung-chuyen-nhan-qua-pdf-11.html

để tải về Ebook Sách Những chuyện nhân quả hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf. Sách giới thiệu về những câu chuyện về luân hồi, nhân quả báo ứng có thật cực hay, đáng suy ngẫm mà bạn nên đọc một lần! Hiểu quy luật nhân quả để đời người không uổng phí.

Sau đây là Câu chuyện về Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc được trích từ Cuốn “Những chuyện nhân quả” của Pháp sư Thích Hải Đào - Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính.

Nhẫn tâm bỏ đói giết mẫu thân,

Quả báo ấy muôn đời phải chịu.

Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, có người bà-la-môn kiếm sống bằng nghề xin ăn, cuộc sống gia đình hết sức túng thiếu, khốn khổ. Do đó, vợ ông cũng thường phải đi xin ăn.

Sau đó, người vợ mang thai. Song kì lạ hết sức, từ ngày đứa bé bắt đầu hình thành trong bụng bà, suốt ngày bà chẳng xin được thứ gì cả. Sau 9 tháng, bà sinh ra một đứa con trai, không những vừa ốm vừa xấu xí, lại còn bị gù lưng, nên cha mẹ liền đặt tên là Tiểu Đà Bối.

Chỉ mấy ngày sau khi sinh, do nhân duyên nghiệp lực hiện tiền, dòng sữa ngọt trong người mẹ cậu bỗng nhiên cạn khô, do đó phải dùng sữa bò cho cậu bú, song cũng rất khó xin được sữa. Nhưng vì thân này là thân cuối cùng để thọ nghiệp của cậu ta, nên khi chưa trả hết nghiệp báo thì sẽ không thể chết. Vì vậy, cha mẹ vẫn cố gắng gượng chăm sóc nuôi nấng cậu lớn lên trong cảnh dở sống dở chết như thế.

Khi cậu đã khôn lớn, một hôm cha cậu bảo:

– Gia đình mình sinh sống bằng nghề ăn xin, xưa nay hết sức vất vả rồi, bây giờ con đã lớn cũng nên bắt đầu đi xin ăn.

Thế là, Tiểu Đà Bối bắt đầu tự mình đi xin ăn. Nhưng do nghiệp lực, cậu thường xuyên chẳng xin được thứ gì, mỗi khi đói đến lã người mới miễn cưỡng xin được ít thức ăn chỉ vừa đủ để duy trì chút hơi tàn, cả thể xác và nội tâm đều thống khổ vô cùng.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Sau đó, cậu dần dần phát khởi niềm tin đối với giáo pháp giải thoát của đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn. Sau khi được cha mẹ đồng ý, cậu theo một thầy tỳ-kheo xuất gia, thọ giới.

Sau khi xuất gia, mấy ngày đầu cậu cùng đi khất thực chung với thầy, cuộc sống cũng tàm tạm. Nhưng qua một thời gian, vị thầy liền bảo cậu đi hóa duyên một mình.

Thế là, Tiểu Đà Bối bắt đầu thực hành phương thức sinh hoạt của một vị tỳ-kheo thực thụ, có khi cùng đi thọ nhận cúng dường với chúng tăng, có khi vào thành hóa duyên một mình. Nhưng dù Tiểu Đà Bối có đi thọ cúng cùng với chúng tăng, cũng thường không có đủ thức ăn, trong khi các thầy tỳ-kheo khác lại được ăn uống đầy đủ. Có khi đến lượt Tiểu Đà Bối nhận cúng thì cũng vừa đúng lúc thức ăn của thí chủ không còn; hoặc nếu không như vậy thì lại gặp lúc thí chủ có việc gấp phải đi, đến chừng trở lại thì Tiểu Đà Bối đã đi qua, thí chủ mới tiếp tục cúng dường cho các tỳ-kheo phía sau. Nói chung, trong số chúng tăng thì tỳ-kheo Tiểu Đà Bối là vị có cuộc sống khốn khổ nhất.

Nhiều thầy tỳ-kheo biết được tình trạng như vậy rất thương xót, bèn đến thỉnh vấn đức Như Lai:

– Kính bạch đức Thế Tôn! Tỳ-kheo Tiểu Đà Bối thường không xin được thức ăn, có khi các thầy tỳ-kheo trước sau đều được đầy đủ, song chỉ sót lại riêng mình thầy, như vậy nên làm thế nào?

Khi ấy, đức Như Lai liền chế định thêm một điều luật rằng:

“Khi cùng đi thọ nhận cúng dường, nếu thầy tỳ-kheo phía trước chưa được thức ăn thì tỳ-kheo phía sau không được thọ nhận đồ cúng.”

Mặc dầu như vậy, tỳ-kheo Tiểu Đà Bối vẫn thường không xin được thức ăn, mỗi khi vào thành hóa duyên thường phải ôm bát không trở về.

Sau đó, có hai hôm thầy quét dọn hương thất của đức Thế Tôn. Hai ngày đó thầy được ăn đầy đủ, thân thể cũng khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Thầy nhân đó liền phát tâm dũng mãnh tinh tấn, tức khắc đoạn trừ tất cả phiền não, chứng đắc quả vị A-la-hán. Song, dù thầy đã chứng đắc quả A-la-hán nhưng cũng vẫn phải lãnh thọ nghiệp báo đời trước còn sót lại.

Thầy thầm nghĩ: “Hay là ngày nào mình cũng quét dọn giảng đường, cuộc sống có thể tốt hơn một chút.” Nghĩ là làm, thầy liền đến nơi giảng kinh của đức Thế Tôn. Rủi thay, ngày hôm đó đã có một vị tỳ-kheo khác quét dọn trong ngoài giảng đường sạch sẽ rồi. Thầy đành phải đắp y ôm bát vào thành hóa duyên, nhưng chẳng được gì cả. Ngày hôm sau, thầy cầm chổi đi đến điện đường rất sớm, ai ngờ cũng đã có một vị tỳ-kheo quét sạch điện đường rồi, thầy đành quay gót trở về liêu.

Sau khi trở về, nghe nói trưa nay có vị đại thí chủ sẽ cúng dường đức Như Lai và chúng tăng, thầy định bụng sẽ được cùng dự cúng. Nhưng ngờ đâu thí chủ có việc gấp phải cúng dường trước thời gian đã định, vì tỳ-kheo Tiểu Đà Bối ngồi thiền nên không hay biết. Khi đức Như Lai thọ cúng xong, thí chủ cũng tức tốc ra về, hôm đó Tiểu Đà Bối lại chẳng có gì ăn.

Ngày thứ ba, thầy đặc biệt cầm chổi đến điện đường thật sớm, vừa đến nơi đã thấy có một thầy tỳ-kheo đang quét, thầy chỉ còn cách vác chổi trở về liêu. Thầy A-nan biết đã ba ngày rồi thầy Tiểu Đà Bối vẫn chưa có hạt cơm nào vào bụng, do đó giới thiệu cho thầy một vị thí chủ, tới trưa cứ việc ôm bát đến nhận cúng. Nhưng, gần đến giờ thì vị thí chủ ấy có việc phải giải quyết gấp, vội vội vàng vàng ra đi, quên dặn lại người nhà về việc trưa nay sẽ có một thầy tỳ-kheo đến nhận cúng. Do đó, lúc thầy Tiểu Đà Bối đến hóa duyên chẳng có ai để ý thầy. Thầy A-nan vào thành hóa duyên trở về, nghe nói A-la-hán Tiểu Đà Bối vẫn chưa ăn gì, thầy thương quá liền đến bên an ủi:

– Không nên lo lắng, ngày mai chính tôi sẽ cúng dường cho thầy.

Sáng sớm ngày thứ tư, thầy A-nan ôm hai bát vào thành khất thực. Khi hóa duyên đã đầy hai bát, thầy dùng một bát, còn một bát mang về cho thầy Tiểu Đà Bối. Nhưng lúc đi đến rừng Kỳ-đà, đột nhiên có rất nhiều chó hoang nhảy xổ ra, chồm lên xô đổ và ăn sạch thức ăn trong bát. Thầy A-nan bất ngờ không biết phải làm sao, đành ôm bát không trở về.

Thầy A-nan thầm nghĩ: “Giả sử mình đi hóa duyên tiếp, thì về đến nơi cũng đã quá ngọ. Quá ngọ thì bậc A-la-hán sẽ không ăn.” Như vậy, thầy Tiểu Đà Bối vẫn không có cơm ăn.

Thầy Mục-kiền-liên nghe nói đã 4 ngày rồi mà thầy Tiểu Đà Bối vẫn chưa có gì để ăn, trong lòng cảm thấy thương xót vô cùng, cũng muốn giúp thầy ấy hóa duyên.

Ngày thứ năm, thầy Mục-kiền-liên cũng mang hai bát vào thành hóa duyên. Khi nhận đầy hai bát, thầy dùng một bát, còn một bát mang về. Nhưng về đến vườn Kỳ-đà thì đột nhiên xuất hiện một bầy quạ, nhanh như chớp xà xuống ăn sạch cơm trong bát Thầy Mục-kiền-liên tự nghĩ: “Nếu vào thành hóa duyên tiếp, khi về cũng đã quá ngọ.” Thầy đành ôm bát không trở về. Như vậy, thầy Tiểu Đà Bối vẫn chẳng có gì ăn.

Thầy Xá-lợi-phất nghe nói thầy Tiểu Đà Bối chịu đói đã 5 ngày rồi, liền đến chia sẻ, dự định ngày mai sẽ đi hóa duyên cho thầy.

Ngày thứ sáu, thầy Xá-lợi-phất cũng ôm hai bát vào thành hóa duyên, nhận đầy hai bát. Thầy dùng một bát, còn bát kia mang về. Nhưng vừa đến rừng Kỳ-đà, do nghiệp lực của thầy tỳ-kheo Tiểu Đà Bối quá nặng nên lại xuất hiện một bầy phi nhân giật bát chạy đi, trong nháy mắt chẳng còn thấy đâu cả. Thầy Xá-lợi-phất thấy đi hóa duyên tiếp cũng đã quá ngọ, đành ôm bát không trở về. A-la-hán Tiểu Đà Bối vẫn không có gì ăn. Thầy Xá-lợi-phất lại an ủi:

– Bất luận thế nào, ngày mai nhất định tôi sẽ cúng dường cho thầy.

Hôm sau đã là ngày thứ bảy Tiểu Đà Bối phải nhịn đói, thầy Xá-lợi-phất lại vào thành hóa duyên. Khi đã nhận đầy hai bát, thầy dùng một bát, còn bát kia mang thẳng đến liêu của tỳ-kheo Tiểu Đà Bối.

Nhưng khi ấy đột nhiên toàn bộ cửa đều bị đóng kín, không thể vào được. Thầy Xá-lợi-phất liền vận thần thông hiện vào, đánh thức thầy Tiểu Đà Bối dậy rửa mặt thọ cúng. Nhưng, thầy Tiểu Đà Bối vừa đưa tay ra, bát liền rơi xuống đất, rồi rơi thẳng xuống kim cang đại địa, là cõi nằm sâu cách mặt đất đến 40.000 do-tuần.

Thầy Xá-lợi-phất tức khắc vận thần thông lấy bát lên, rồi đưa cho thầy Tiểu Đà Bối ăn; nhưng vị này vừa múc lên muỗng thứ nhất, đưa đến miệng liền bị phi nhân giật chạy; đến muỗng thứ hai lại cũng cùng chung cảnh ngộ như muỗng thứ nhất.

Thầy Xá-lợi-phất thấy vậy thương quá nên đích thân dùng thần lực múc cơm đút cho thầy Tiểu Đà Bối ăn. Nhưng miệng thầy Tiểu Đà Bối bỗng dưng ngậm cứng lại, làm cách gì cũng không há ra được.

Thầy Xá-lợi-phất lại tiếp tục hiện thần biến muốn làm cho miệng thầy Tiểu Đà Bối há ra, song cũng đành bất lực.

Qua một lúc giằng co, mặt trời đã hơi chếch bóng, qua khỏi giờ ngọ. Lúc này, theo giới luật thì vị tỳ-kheo không được ăn gì cả, miệng thầy Tiểu Đà Bối lại mở ra được như bình thường.

Thầy Xá-lợi-phất đành chịu thua, liền hỏi thầy Tiểu Đà Bối xem có cần gì khác không. Thầy Tiểu Đà Bối đáp:

– Tôi khát nước, xin cho tôi một chút nước!

Thầy Xá-lợi-phất mang đến một bát nước, nhưng do nghiệp lực, liền có rất nhiều phi nhân hiện ra lấy tro bỏ vào bát nước, thành bát nước tro. A-la-hán Tiểu Đà Bối biết đây là nghiệp chướng đời trước của mình, bèn an nhiên uống vào một hớp nước tro, sau đó hiển thị thần biến mưa đá, sấm chớp... rồi nhập Niết-bàn. Chư tỳ-kheo đem nhục thân của thầy xây tháp cúng dường.

Sau đó, chư tỳ-kheo đến thỉnh vấn đức Như Lai:

– Kính bạch đức Thế Tôn! Thầy Tiểu Đà Bối trước đây từng gây tạo ác nghiệp gì mà trong suốt bảy ngày, dù chúng tỳ-kheo thánh tăng đã cố hết sức cũng không thể cứu được? Hơn nữa, tuy là thánh tăng A-la-hán nhưng lại nhập Niết-bàn trong trạng thái đói khát? Ngưỡng mong đức Như Lai từ bi nói rõ nhân duyên cho chúng con được rõ.

Đức Như Lai nhìn khắp đại chúng một lượt rồi nói:

– Đây đều là do sự chiêu cảm nghiệp lực đời trước của ông ấy. Tất cả nghiệp lực của chúng sinh đều không thành thục ở bên ngoài đất, nước, gió, lửa, mà thành thục ngay trong thân tâm của mình, do đó nên nói rằng: “Dù trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp lành, dữ đã tạo ra đều không mất, chỉ chờ hội đủ nhân duyên là phải tự nhận lấy quả báo.”

Rất lâu xa về trước, có hai vợ chồng thí chủ kia, đều hoan hỉ bố thí rộng khắp. Sau khi con của họ lớn lên, người chồng qua đời, vợ ông tiếp tục làm công việc bố thí, song người con không đồng ý, nhiều lần phản đối mẹ:

– Lúc cha còn sống thường hay bố thí đã quá nhiều rồi. Chúng ta không được tiếp tục làm như vậy. Mẹ không được mang tài sản trong nhà ra cho người khác.

Song người mẹ vẫn cứ phát tâm bố thí rộng khắp như cũ. Vì thế, người con trai rất tức giận.

Một hôm, anh ta tàn nhẫn nhốt mẹ vào trong phòng, không cho bà ăn, cũng không cho uống, dự tính để cho bà phải chết đói. Mặc dầu người mẹ van xin khẩn cầu đến ba lần, song anh vẫn không bà một hớp nước, miếng cơm, cũng không thả bà ra ngoài, cứ như vậy liên tục đến 7 ngày.

Khi ấy, những bà con, bạn bè của người mẹ nghe biết được chuyện động trời đó liền kéo đến trách mắng, buộc lòng anh phải thả mẹ ra. Lúc này người mẹ chỉ còn chút hơi thở thoi thóp. Những người thân tộc liền hỏi bà:

– Bây giờ bà cần gì?

Người mẹ gắng gượng nói:

– Tôi muốn uống hớp nước!

Người con trai nghe vậy liền nghĩ: “Nếu bỏ tro vào nước, bà ấy uống vào nhất định sẽ chết ngay.” Nghĩ là làm, anh ta liền bỏ tro vào nước uống của mẹ. Người mẹ vừa hớp vào liền ngạt thở và qua đời.

Này các tỳ-kheo! Người con bất hiếu lúc đó, nay chính là Tiểu Đà Bối. Bởi ông ấy đã từng dùng những thủ đoạn tàn nhẫn như vậy để sát hại mẹ, nên đã bị đọa vào địa ngục đến trăm ngàn kiếp, và khi chuyển sinh đến bất cứ nơi nào cũng đều bị chết vì đói. Tuy đời này là thân cuối cùng, không còn phải luân hồi sinh tử nữa, nhưng vẫn phải uống một hớp nước tro rồi mới nhập Niết-bàn.

Ngoài ra, cũng trong Hiền kiếp này, lúc đức Phật Ca-diếp còn tại thế, tuổi thọ con người đến 20.000 tuổi, có hai người con sinh đôi của một vị thí chủ. Khi lớn lên, cả hai đều sinh khởi niềm tin lớn vào giáo pháp của đức Ca-diếp Như Lai, nên cùng phát tâm xuất gia, trở thành đại pháp sư, được rất nhiều người cung kính cúng dường.

Trong hai anh em này, một người tâm địa thuần thiện, thường đem những thứ mình có cúng dường lại cho chúng tăng, nhất là thường xuyên cúng dường những vị xuất gia có cuộc sống tương đối khốn khó; còn người kia không những không sinh tâm tùy hỉ mà còn hết sức phản đối:

– Thầy không nên cúng dường tất cả những gì chúng ta có cho chúng tăng.

Vị pháp sư thuần thiện liền khuyên:

– Anh em chúng ta có cuộc sống sung túc, trong khi đó có rất nhiều vị tăng phải sống khốn khó, vậy làm người xuất gia đầy đủ tâm từ bi, có lý do gì mà không phát tâm cúng dường bố thí?

Vị kia phản đối không kết quả, không còn biết nói sao, liền nghĩ kế khuyên thầy tỳ-kheo thuần thiện cùng mình đi hoằng pháp ở nơi khác. Thế là, tăng chúng không còn ai cúng dường, cuộc sống trở nên khốn khó. Họ bèn cử người đến thỉnh hai vị đại pháp sư trở về.

Sau khi vị pháp sư có tâm hẹp hòi nghe xong liền tức giận, mắng chửi thậm tệ:

– Chúng tăng vì muốn được chúng tôi cúng dường mà lẫn trốn đến nơi khác cũng không chịu buông tha. Ta nguyền rủa các ông suốt ngày chẳng có gì ăn uống, cho đến phải đói khát như ngạ quỉ.

Vị pháp sư thuần thiện nghe vậy liền khuyên can:

– Thầy không nên ác khẩu chửi mắng chúng tăng như vậy, hãy thành tâm sám hối đi.

Chính vị kia sau khi nói ra lời như vậy rồi cũng thấy mình không phải, do đó sinh tâm vô cùng hối hận. Trước khi chết, thầy tha thiết phát nguyện sâu xa rằng:

– Do nhân lành tu tập trong suốt đời này, xin nguyện cho nghiệp xấu ác khẩu mắng chửi tăng chúng của con sẽ không thành thục; lại nguyện cho sau này được xuất gia sống đời tỉnh thức trong giáo pháp giải thoát của đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn, sinh tâm hoan hỉ, chứng đắc quả vị A-la-hán.

Vị pháp sư hẹp hòi lúc đó, nay chính là tỳ-kheo Tiểu Đà Bối. Do quả báo ác khẩu mắng chửi tăng chúng, ông phải chịu hậu quả 500 kiếp chuyển sinh làm quỉ đói. Sau đó, dù chuyển sinh vào bất cứ cảnh giới chúng sinh nào cũng đều phải chịu nghiệp chết đói. Song nhờ nguyện lực phát ra trước khi chết, mong muốn được xuất gia sống đời tỉnh thức trong giáo pháp giải thoát của đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn, chứng đắc quả vị A-la-hán, nên trong đời này Tiểu Đà Bối đã sinh khởi tâm hoan hỉ với đức Như Lai và giáo pháp giải thoát, sau khi xuất gia lại phá trừ được phiền não trong Ba cõi, chứng đắc quả vị A-la-hán.

Đức Phật kể xong nhân duyên nghiệp quả của tỳ-kheo Tiểu Đà Bối, tất cả chư tỳ-kheo đều sinh khởi niềm tin thanh tịnh vào giáo lý nhân quả, nguyện đời đời kiếp kiếp không bao giờ phạm vào các điều ác, luôn tinh tấn tu tập hết thảy các điều lành.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn sách Những chuyện nhân quả

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Như Hoàng

    Con bạch Thầy! Mỗi khi chùa có lễ lớn, con thường thấy chư Tăng Ni hay đánh chuông trống bát nhã. Con không hiểu đánh chuông trống bát nhã có ý nghĩa gì? Kính xin Thầy hoan hỷ giải đáp cho con.

      Nguyễn Như Hoàng   29/08/2023 07:50
    • @Nguyễn Như Hoàng Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Trong nhà Phật, mỗi một phật cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt. Tiếng trống hay tiếng chuông trong thiền môn khi đánh lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Mỗi thứ khi sử dụng, đều có pháp thức riêng.
      Chuông trống bát nhã rất quan trọng trong thiền môn. Chuông trống bát nhã thường đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, như thuyết pháp, truyền giới, Sám hối v.v…Và mỗi khi đánh lên ngầm ý thỉnh Phật thượng đường chứng minh. Đồng thời cung nghinh chư Tôn Đức và cũng để cho mọi người chú ý nhiếp tâm trở về với chánh niệm. Cụ thể là giờ hành lễ quan trọng.
      Về cách thức đánh chuông trống bát nhã cho đúng, người đánh cần phải y cứ vào bài kệ:
      Bát nhã hội ( 3 lần )
      Thỉnh Phật thượng đường
      Đại chúng đồng văn Bát nhã âm
      Phổ nguyện pháp giới đẳng hữu tình
      Nhập Bát nhã ba la mật môn ( 3 lần )
      Muốn đánh chuông trống bát nhã cho đúng theo bài kệ trên, thì người học cần phải học trực tiếp với những vị đã biết qua. Trống bát nhã, thường chỉ có chư Tăng Ni trong chùa sử dụng thôi. Phật tử tại gia muốn học đánh, cần phải đến chùa nhờ chư Tăng Ni chỉ dạy.
      Về ý nghĩa, ngoài âm vang của tiếng trống cảnh tỉnh khách trần ra, nó còn nói lên một ý nghĩa đặc thù siêu việt. Mục đích là nhằm nhắc nhở mọi người cần phải trang bị cho mình có đầy đủ trí huệ sáng suốt. Vì trí huệ rất là quan trọng. Dù hành giả tu bất cứ pháp môn nào, mà thiếu trí huệ chỉ đạo, thì coi như sự tu hành không có kết quả tốt đẹp. Nếu không có trí huệ sáng suốt để biện biệt chánh tà, chân ngụy, thì trong khi ứng dụng tu hành, chúng ta dễ bị sai lệch và đi vào con đường tà ngoại.
      Vì Bát nhã quan trọng như thế, nên chư Tổ mượn hình thức cái trống, để khi đánh lên nhằm thức nhắc mọi người tăng cũng như tục phải luôn nhớ đến cái trí Bát nhã sẵn có ở nơi chính mình. Trí Bát nhã nầy, còn gọi là Vô sư trí. Nhưng muốn nhận ra cái Vô sư trí nầy, hành giả cần phải nương cái trí hữu sư, tức cái trí do học hỏi ở nơi thầy bạn mà có được.
      Sự thức nhắc cho chúng ta nhớ lại cái bản tâm sẵn có, trong nhà Phật có nêu ra rất nhiều phương tiện hình thức. Ở mức độ thấp hơn, khi nghe âm thanh của những pháp khí đó, như trống, chuông, mõ v.v… thì người nghe chóng hồi tâm thức tỉnh để gắng lo tu niệm. Phải hết lòng siêng năng làm lành lánh dữ, không nên gây tạo những nghiệp ác mà phải chuốc lấy quả khổ đau. Cho nên, khi chúng ta đến chùa mỗi khi nghe những âm thanh của những thứ nói trên, thì lập tức chúng ta hãy trở về với chánh niệm. Hay nói rõ hơn là phải luôn thắp sáng ngọn đuốc chánh niệm. Muốn có trí huệ, tất nhiên người Phật tử cần phải học hỏi trau dồi qua 3 môn học Văn, Tư, Tu. Đó là ba món huệ học tối thiết yếu mà người Phật tử cần phải lưu tâm nỗ lực nghiên tầm. Có thế, thì mới xứng đáng là người Phật tử chơn chánh học Phật.

        Thầy Uri   29/08/2023 07:52
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập954
  • Máy chủ tìm kiếm317
  • Khách viếng thăm637
  • Hôm nay57,995
  • Tháng hiện tại57,995
  • Tổng lượt truy cập80,367,337
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây