Tiếng nói êm dịu - Truyện cổ nhà phật kỳ 67 - Một trăm truyện tích nhân duyên

Chủ nhật - 16/04/2023 12:58
Câu chuyện về Tiếng nói êm dịu được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” kể về tỳ-kheo Diệu Thanh có nhân duyên cúng dường âm nhạc cho tháp thờ xá lợi Đức Phật Tỳ-bà-thi mà sau này được gặp Phật Thích Ca Mâu Ni mà được xuất gia đắc quả A-La-hán.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Truyện cổ Phật giáo Tiếng nói êm dịu

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html

để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Tiếng nói êm dịu được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Lúc ấy, Phật ở thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Ni-câu-đà. Trong thành có một trưởng giả vô cùng giàu có, cưới một người vợ thuộc gia đình quý tộc, sống đời hoan lạc, vui thích. Không bao lâu người vợ có thai, rồi sinh được một bé trai, hình dung xinh đẹp đáng yêu. Lớn lên, mỗi khi nói ra điều gì thì tiếng nói êm dịu ai cũng muốn nghe, nghe rồi đều tin phục. Cha mẹ thấy vậy mới chọn tên là Diệu Thanh.

Ngày kia, nhân cùng đi với các vị thân hữu đến lễ bái cúng dường Phật, nhìn thấy đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chiếu sáng quanh thân, oai nghi rực rỡ thù thắng vô cùng, Diệu Thanh liền sinh lòng tín kính, lễ Phật rồi đứng sang một bên mà chiêm ngưỡng.

Khi ấy Phật thuyết pháp Tứ diệu đế cho nghe, Diệu Thanh liền thấy tâm ý được khai mở, đắc quả Tu-đà-hoàn. Về nhà, liền thưa với cha mẹ xin được xuất gia tu tập.

Cha mẹ nghe rồi, do lòng thương không muốn trái ý con, liền cùng đi đến chỗ Phật xin cho con xuất gia. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành một vị sa-môn oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán, đủ Ba trí sáng, Sáu phép thần thông, Tám môn giải thoát, khắp cõi trời người ai gặp cũng đều kính trọng, ngưỡng mộ.

Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy, thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Tỳ-kheo Diệu Thanh trước đã trồng những căn lành gì mà nay sinh ra tiếng nói được êm dịu dễ nghe, khiến người tin phục, lại được gặp Phật, xuất gia đắc đạo?”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ cách đây chín mươi mốt kiếp, xứ Ba-la-nại có vị Phật ra đời hiệu là Tỳ-bà-thi. Hóa duyên đã mãn, Phật liền nhập Niết-bàn.

Bấy giờ có vị vua tên là Bàn-đầu-mạt-đế, thu gom xá-lỵ Phật rồi dựng bốn tòa tháp quý cao đến một do-tuần, đặt vào bên trong để cúng dường. Khi ấy có một người nhìn thấy tháp Phật, sinh lòng tín kính, hoan hỷ vô cùng, liền dùng đủ các thứ âm nhạc hay lạ, êm dịu trỗi lên mà cúng dường. Nhờ công đức ấy, trải qua chín mươi mốt kiếp không đọa vào các chốn địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, khi sinh ra trong cõi trời người thường có tiếng nói êm dịu dễ nghe, được mọi người yêu mến, tin phục. Cho đến ngày nay lại được gặp Phật, xuất gia đắc đạo.”

Phật lại dạy rằng: “Người dùng âm nhạc cúng dường tháp Phật ngày trước, nay là tỳ-kheo Diệu Thanh đó.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Một trăm truyện tích nhân duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Minh Khôi

    Con bạch Thầy! Nhà con có 3 tầng, nhưng con muốn đặt bàn thờ ở tầng một có được không ạ?

      Nguyễn Minh Khôi   08/06/2023 17:26
    • @Nguyễn Minh Khôi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Việc thờ phụng chúng ta cứ xét chỗ nào mà tâm mình cung kính là được. Nhưng bàn thờ Phật không được để quay về những chỗ bất tịnh tối tăm như là nhà xí, nhà tắm, chuồng lợn, chuồng gà, nhà bếp …hay là đặt trong phòng ngủ của vợ chồng. Hoặc tầng trên là nhà vệ sinh tầng dưới chỗ mình thờ ở ngay dưới nhà vệ sinh cũng không được. Thế còn nhà mình nhiều tầng mà Phật tử tuổi cao vẫn thiết tha muốn lễ bái thì đặt ở tầng một cũng được nhưng đặt chếch đi đừng để dưới nhà vệ sinh thì không có lỗi gì cả. Như những nhà chung cư mình mà muốn thờ Phật thì cứ thờ không sao cả, làm sao tâm mình thấy TỊNH là được.

        Thầy Uri   08/06/2023 17:41
  • Ngô Xuân Long

    Con bạch Thầy! Ở các chùa thường thỉnh chuông vào buổi sáng và buổi chiều mà không phải lúc khác, vậy có ý nghĩa như thế nào ạ?

      Ngô Xuân Long   08/06/2023 17:26
    • @Ngô Xuân Long Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Buổi sáng thỉnh chuông mang ý nghĩa thức tỉnh chúng sinh còn đang chìm trong giấc ngủ. Còn buổi chiều cũng là để thức tỉnh chúng sinh ở các cõi họ nghe. Trong bài hô chuông có câu là:
      Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
      Thiết vi u ám tất giai văn,
      Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
      Nhứt thiết chúng sanh thành Chánh giác.
      Nghĩa là:
      Nguyện tiếng chuông này siêu pháp giới
      Núi Thiết Vi u ám đều được nghe
      Nghe rồi thanh tịnh chứng viên thông
      Tất cả chúng sinh thành chính giác.
      Trong Lương Hoàng sám có nói nếu tiếng chuông này thấu xuống địa ngục chúng sinh trong ấy nghe được thì có thể tạm ngừng tra tấn. Đấy là nói về mặt sự tướng, còn về ý nghĩa thì rất sâu xa. Khi lòng mình đang đầy phiền não đấy chính là địa ngục, là tâm thức mình đang trong địa ngục chợt nghe thấy tiếng chuông tự nhiên lòng mình nhẹ nhàng. Cho nên nói là “ nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ” mình nghe chuông mình tỉnh ra thì lòng mình nhẹ đi thì đấy là chúng sinh trong địa ngục được nghỉ. Cho nên ở chùa thường thỉnh chuông để thức tỉnh chúng sinh quay về bản tâm đấy là ý nghĩa của việc thỉnh chuông.

        Thầy Uri   08/06/2023 17:27
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay14,346
  • Tháng hiện tại203,652
  • Tổng lượt truy cập63,671,454
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây