Phần mềm tìm dụng thần theo Bát Tự - XemVM.com

Mỗi người sống trên thế giới này do thời gian khi người đó ra đời, trạng thái vũ trụ khác nhau nên khí âm dương ngũ hành mà người đó thụ bẩm cũng khác nhau. Tứ trụ học lấy vượng suy của can ngày làm “Nhật chủ” còn gọi là “Nhật Nguyên” hoặc “Thân”(bản thân) làm trung tâm và xét sinh, khắc, phù, ức của các can chi khác với Nhật chủ để luận đoán vận mệnh. Để biết được sự sinh khắc về ngũ hành độc giả xem thêm bài viết “Luận bàn về học thuyết ngũ hành và quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc

Trái với Tử Vi, Tử Bình không đi về số mà đi về khí, vì vậy mọi lập luận đều cần dựa trên sự am hiểu về khí. Tứ trụ của con người là do thiên can, địa chi âm dương ngũ hành sắp xếp mà thành, không phải là thiết bị máy móc vận hành theo ý muốn chủ quan của con người. Vì thế tứ trụ của mỗi người tùy theo âm dương ngũ hành sinh khắc, chế hóa suy vượng khác nhau mà mỗi người có bệnh nặng nhẹ khác nhau.

Tất cả mọi sự trên đời đều coi trạng thái cân bằng là tốt nhất, hoàn mỹ nhất. Tuy nhiên thực tế ít người đạt được như vậy, có người thân nhược sát trọng mà “bất cập”, có người thân vượng mà không có chế là “thái quá”, cả 2 dạng này đều gọi là bệnh. Trị được bất cập, thái quá ấy là thuốc, thuốc đó trong tứ trụ gọi là “dụng thần”. Hoặc có thể nói một cách dễ hiểu thì dụng thần chính là “thần” là một trong 5 ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có thể dùng để cân bằng cách cục của 1 lá số

Phần mềm tìm dụng thần tứ trụ uy tín

Vui lòng chọn giờ ngày tháng năm sim rồi kích vào “Luận giải” phần mềm tìm dụng thần theo bát tự của chúng tôi sẽ tự lập trình lá số tứ trụ, độ vượng ngũ hành từ đó đưa ra kết quả dụng thần, hỷ thần theo mệnh cục.

Phần mềm tìm dụng thần theo bát tự
Họ tên
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính

Lá số tứ trụ của thân chủ - XemVM.com

Mặc dù đều dùng Bát tự là 4 tổ hợp can chi đại diện cho tứ trụ là năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh nhưng lá số tứ trụ khác biệt hoàn toàn với lá số tử vi bởi căn cứ để lập lá số tứ trụ là dựa vào lịch tiết khí còn tử vi dựa vào lịch âm đang dùng hiện nay. Vậy Tiết khí là gì? Nếu như ta chia mặt phẳng không gian thành 360 độ, thì 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15° được gọi là tiết khí. Đó là các điểm kinh độ: 15 độ, 30 độ, 45 độ, 60 độ, 75 độ, 90 độ, 105 độ, 120 độ, 135 độ, 150 độ, 165 độ, 180 độ, 195 độ, 210 độ, 225 độ, 240 độ, 255 độ, 270 độ, 285 độ, 300 độ, 315 độ, 330 độ, 345 độ, 360 độ (0 độ). Các tiết khí rơi xấp xỉ vào cùng một ngày hoặc xê dịch 1 ngày theo mọi năm dương lịch. Thân chủ có lá số tứ trụ như bên dưới:

 

Trụ năm 1985 Trụ tháng 7 Trụ ngày 29 Trụ giờ 10h10
Sát Thiên Thân Tỷ
Ất Sửu Quý Mùi Kỷ Tỵ Kỷ Tỵ
Mộc Thủy Thổ Thổ

Tại sao phải tìm dụng thần trong tứ trụ - XemVM.com

Tìm dụng thần là mấu chốt để trung hòa, cân bằng mệnh cục. Công năng của nó là làm cho ngũ hành quá vượng bị ức chế, tiết, hao bớt; làm cho ngũ hành phát triển không đều được sinh phù, làm cho ngũ hành cường, nhược, vượng, suy, nóng lạnh đạt tới trung hòa, cân bằng không thái quá cũng không bất cập. Như vậy dụng thần đối với một con người là vô cùng quan trọng, nó không chỉ liên quan đến tiền đồ vận mệnh mà còn quyết định sinh tử của người đó. Dụng thần chọn chuẩn xác là dụng thần có lực, không chỉ khắc hung trợ cát, phòng tai, diệt họa mà còn giúp đời người thuận buồm xuôi gió, ngày càng phát triển, vinh hoa phú quý và ngược lại nếu chọn không đúng thì gây tai họa vô cùng, có thể dẫn đến diệt vong.

Muốn tìm đúng cái dụng thần này lại là một chuyện khó khăn dị thường. Bởi vì tiền đề của tìm dụng thần đầu tiên là phải nắm bắt chuẩn xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự. Mà sự vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự lại tùy theo sự giới nhập của tuế vận mà biến hóa không ngừng. Lăng Chí Hiên tiên sinh cũng vì thế mà vô cùng đau đầu, ông nói trong cuốn "Tứ trụ bác quan" rằng: "Cho dù là cao thủ mệnh lý đi nữa, khi họ đối diện với một số mệnh tạo có cách cục đặc thù hoặc sự cường nhược không rõ ràng thì cũng cảm thấy bó tay... Do đó các phần mềm tìm dụng thần hiện nay đều cho kết quả không chính xác bởi việc lập trình tìm dụng thần quá phức tạp với nhiều biến số.

Muốn tìm dụng thần thì cần phải xác định được Nhật chủ (Thân) vượng hay nhược. Theo cách truyền thống thì Thân vượng bao gồm 4 phương diện là Đắc lệnh, đắc địa, được sinh và được trợ giúp. Cụ thể:

Đắc lệnh: Nhật chủ vượng ở chi tháng: ở nơi Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng đó là đắc lệnh

Đắc địa: Nhật chủ tại các chi khác được Trường Sinh (phải là nhật Chủ dương), Lộc Nhẫn (bản khí tàng của các can tàng trong chi là Tỷ, là Kiếp); hoặc gặp mộ khố (Nhật chủ dương gặp mộ khố là có căn; Nhật chủ âm vô khí, không có căn)

Được sinh: Nhật chủ được Chính, Thiên ấn của can chi trong tứ trụ được sinh cho thì gọi là được sinh

Được trợ giúp: Nhật can và các can chi khác trong tứ trụ cùng loại là gặp được Tỷ Kiên hoặc Kiếp Sát giúp thân, như thế gọi là được trợ giúp.

Cách này chỉ phù hợp với các nhà tứ trụ học và là cực kỳ khó hiểu đối với những người không nghiên cứu sâu về tứ trụ nên tôi chỉ giới thiệu sơ qua vậy thôi chứ để viết ra hết thì cả quyển sách không đủ.

Vì vậy tôi giới thiệu một phương pháp khác đơn giản hơn dựa theo cuốn “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa để bạn đọc dễ hình dung như sau: Tổng độ vượng là 100%, ta có 5 ngũ hành nên ngũ hành nào mà chiếm từ 20% trở lên là hành vượng, còn ngược lại là hành suy. Một người được gọi là thân vượng (Nhật chủ vượng) khi có tổng ngũ hành cùng loại và sinh cho nhật chủ ≥ 40% tổng ngũ hành của tứ trụ.

Dưới đây là bảng phân tích độ vượng ngũ hành của thân chủ dựa trên lá số tứ trụ

Ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ
Độ vượng 18 4.8 0 36 136.8
Tỷ lệ 9.2% 2.5% 0% 18.4% 69.9%

Nhật chủ (Thân) có ngũ hành Thổ chiếm 69.9%, ngũ hành Hỏa sinh cho Thân (Thổ) chiếm 18.4% nên tổng độ vượng 69.9% + 18.4% = 88.3% nên trường hợp này là Thân quá vượng.

Nguyên tắc tìm dụng thần trong tứ trụ - XemVM.com

Nguyên tắc cách chọn dụng thần không ngoài 3 nguyên tắc cơ bản là phù ức, thông quan và điều hậu.

Phù ức: Phù trợ, chỉ ấn tinh sinh ra ta phù giúp ta; tỷ kiếp đồng hành với ta trợ giúp ta. Khắc ức chỉ quan sát là cái khắc ta sẽ ức chế ta, Thực thương do ta sinh sẽ tiết ta, tài tinh mà ta khắc làm hao ta. Ví dụ: Nhật chủ suy nhược mà có nhiều Quan Sát thì chọn Ấn tinh làm dụng thần có tác dụng tiết quan sinh thân. Nếu không có Ấn tinh thì chọn Tỷ Kiếp làm dụng thần để tiết quan trợ thân.

Thông quan: Mệnh cục 2 dạng ngũ hành đối lập, thế đều là địch, tương tranh, lưỡng bại câu thương đều là có bệnh. Chọn 1 dụng thần có khả năng làm 2 dạng ngũ hành đó sinh hóa không trái ngược nhau tức là làm cho mệnh cục khí thế lưu thông, điều đình thì gọi là thông quan. Ví dụ Thủy – Hỏa bất dung thì lấy Mộc làm dụng thần, Mộc tiết Thủy sinh Hỏa, tính của ngũ hành là liên tục tương sinh, cách vị tương khắc, nay hóa từ vô tình thành hữu tình, hóa địch thành bạn là công lao của dụng thần.

Điều hậu: Thiên đạo có nóng – lạnh, địa đạo có khô - ẩm, con người được khí của thiên địa, nên không tránh khỏi ảnh hưởng của nóng – lạnh, khô - ẩm. Quá  lạnh thì dùng ấm để chữa, quá ấm thì dùng hàn trị; quá ướt thì dùng khô chữa; quá khô thì dùng ẩm trị. Ví dụ Nhật chủ là Canh (ngũ hành Kim) lại sinh vào tháng đông, không có Hỏa ấm áp, tức là Kim lạnh, Thủy đóng băng; Canh chủ về gân cốt, gân cốt ở tử địa, khí huyết không thông nên có bệnh đau người, thậm chí dẫn tới tê liệt. Mệnh cục tứ trụ nếu không có Hỏa nên thiếu điều hậu. Thiếu thì cần bổ, vận có bổ là thuận thông, tới phương nam đất hỏa tức là dùng địa bổ cứu, không những có lợi cho cơ thể mà cũng thuận lý theo vận. Đó cũng là một cách giải nạn tai.

Phân tích lá số tứ trụ ta thấy Thân chủ rơi vào trường hợp mệnh cục Thân vượng mà Tỷ kiếp nhiều thì phải chọn Quan Sát làm dụng thần để áp chế Tỷ Kiếp vì Tỷ Kiếp là Thần hao tài, vì vậy nếu không áp chế Tỷ Kiếp thì không dưỡng được mệnh, càng không có cách gì để lấy Tài sinh Quan mà cầu phú quý vinh hoa. Trong mệnh cục có Quan hoặc Sát thì không những áp chế được Tỷ Kiếp của các Thiên Can lộ ra mà còn có thể khắc được lộ kình dương của lệnh tháng.

Thân vượng một là Thiên Can Tỷ Kiếp giúp đỡ thân hoặc Ấn Kiêu sinh Thân quá mức, hai là chỉ Thân nắm lệnh tức là Thân ở Chi tháng gặp Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế vượng hơn nữa trong địa chi, nhất là chi tháng Thân ở đất đế vượng là Kiến Mộc. Ví dụ Thân là Giáp, Lộc của nó là Dần, Dần là Địa nguyên Giáp cùng loại ngang vai nên so với các địa chi khác thì nó tàng khí gốc của Nhân nguyên. Kình dương của nó là Mão, Mão là địa nguyên của Giáp cùng loại ngang vai, trong chi tháng cũng tàng khí gốc của Nhân nguyên. Kình dương là hung thần ác sát. Dương có nghĩa là cứng, kình là cắt, chặt mạnh mẽ. Lộc quá thì sinh kình dương, thành công quá nên lui mà không lui thì vượt quá mức nên bị hại. Vừa thành công mà chưa đạt đến cực điểm mới là phúc, đã cực điểm thì ngược lại là xấu, là kình dương đang ở đất cực thịnh của Thiên can. Nguyên lý của âm dương vạn vật là cực thịnh thì sẽ biến xấu như lửa bị dập tắt, nước bị tràn, kim loại bị bẻ gãy, thổ bị vụn nát, mộc bị chặt đứt. Thân vượng bao gồm chi năm, chi ngày, chi giờ gặp lộc, kình dương, trong đó lệnh tháng lộc, kình dương là xấu nhất.

Trong ngũ hành thân vượng là cường Kim thì đầu tiên lấy Quan Sát (Hỏa) làm dụng thần, Thân vượng cường Hỏa thì lấy Quan Sát (Thủy) làm dụng thần, Thân vượng cường Thổ thì lấy Quan Sát (Mộc) làm dụng thần, Thân vượng cường Mộc thì lấy Quan Sát (Kim) làm dụng thần, Thân vượng cường Thủy thì lấy Quan Sát (Thổ) làm dụng thần.

Nếu Thân vượng mà Tỷ kiếp nhiều mà không có Quan Sát thì đành lấy hỷ thần là Thực Thương. Thực Thương có thể xì hơi Thân vượng, đồng thời cũng có thể làm xẹp hơi vượng khí của lệnh tháng. Thực Thương có tác dụng sinh Tài, hơn nữa không có Quan Sát thì không sợ khắc dụng thần. Cho nên Thân vượng Kim, nếu không có Quan Sát (Hỏa) để áp chế thì lấy Thực Thương (Thủy) làm hỷ thần. Tương tự Thân vượng Hỏa thì lấy Thực Thương (Thổ) làm hỷ thần, Thân vượng Thổ thì lấy Thực Thương (Kim) làm hỷ thần, Thân vượng Mộc thì lấy Thực Thương (Hỏa) làm hỷ thần.

Nếu Thân vượng mà Tỷ kiếp nhiều vừa không có Quan Sát lại vừa không có Thực Thương thì mệnh cục như thế là đã thiếu mất 2 ngũ hành, chỉ còn lại Ấn tinh, Tỷ tinh và Tài tinh. Đó là tứ trụ rất khô, ngoài Tài tinh ra thì không có cách gì có thể giải cứu được. Người mà tứ trụ như thế nhất định là khó nuôi hoặc chết yểu. Tiền đề để chọn dụng thần thứ ba là không có Quan Sát và Thực Thương thì phải dựa vào Tài tinh làm dụng thần để áp chế Ấn tinh và hao tổn thân. Dụng thần Tài tinh này càng nhiều, càng vượng càng tốt. Vì thân vượng, Ấn vượng đã là cả 2 cái chất lên, như thế lực lượng so sánh với Tài rất chênh lệch, cho nên Tài càng nhiều, càng vượng cũng sẽ không gây ra Thân nhược. Tài càng ít, tài suy thì chắc chắn là như cốc nước để trên xe, nước sánh đổ ra sẽ bốc hơi và khô ngay. Cho nên Thân vượng là Kim lại có Ấn tinh Thổ vượng để sinh thân mà không có Quan tinh Hỏa để áp chế và Thực Thương Thủy để làm xì hơi thì phải lấy Tài tinh Mộc làm dụng thần. Tương tự với các trường hợp khác.

Phân tích lá số tứ trụ ta thấy Thân chủ có Thiên Can ngày sinh thuộc Thổ. Phàm người có can ngày sinh thuộc Thổ, phải làm rõ tính chất của Thổ dày hay mỏng. Nếu Thổ kết nặng mà Thủy lại ít tức là Thổ dày, dụng thần nên lấy Mộc để làm thưa rời Thổ, nếu Mộc yếu quá thì lấy Thủy cũng được. Nếu chất Thổ mà nhẹ, hơn nữa Mộc lại vượng quá thì đó là Thổ mỏng, dụng thần nên lấy Kim để chế ngự Mộc, nếu Kim yếu quá thì lấy Thổ cũng được. Nếu Hỏa quá mạnh, Thổ sẽ bị thiêu đốt, dụng thần nên chọn Thủy để chế ngự Hỏa là tốt nhất, thứ nữa là dùng Kim. Nếu Thủy quá nhiều thì Thổ sẽ bị trôi, dụng thần lấy Thổ là tốt nhất, thứ nữa là dùng Hỏa. Nếu Kim nhiều thì Thổ sẽ suy nhược, dụng thần lấy Hỏa là tốt nhất, thứ nữa là dùng Mộc.

Thổ của mùa xuân, thế lực rất cô đơn yếu ớt nên mong gặp Hỏa để phù trợ, sợ nhất gặp Mộc khắc. Mong gặp Thổ để cùng sánh vai chung sức, sợ gặp Thủy cuốn trôi đi mất, lúc này nếu gặp được Kim để khống chế Mộc thì Thổ sẽ trở thành có sức, nhưng nếu Kim vượng quá sẽ làm xì hơi Thổ.

Thổ của mùa hạ, tính cách của nó rất khô khan. Gặp được đại Thủy để tưới nhuận là tốt nhất. Nếu gặp phải Hỏa vượng thì càng khô khan hơn nên khó tránh khỏi tổn hại. Mộc có thể phù trợ thế của Hỏa, cho nên Mộc và Hỏa đều không thích hợp khi Thổ ở Trường Sinh. Kim có thể sinh Thủy, Thủy đầy đủ sẽ khiến cho Thổ mùa hạ mạnh mẽ, lúc đó nếu gặp được Thổ để sánh vai chung sức thì Thổ càng thêm mạnh, ngược lại thì bị trắc trở, trì trệ không thông. Do đó nếu Thổ mạnh quá thì nên gặp Mộc để khống chế.

Thổ của mùa thu thì Thổ và Kim là mẹ suy con vượng, Kim nhiều quá sẽ làm xì hơi của Thổ. Nếu Mộc thịnh sẽ khống chế Thổ. Hỏa dù thịnh cũng không đáng sợ, chỉ sợ Thủy mạnh thì không tốt. Nếu Thổ gặp Thổ để sánh vai chung sức thì sẽ làm cho Thổ mạnh lên. Đến tiết sương giáng thì dù không gặp Thổ để sánh vai chung sức cũng không còn gì đáng ngại.

Thổ của mùa đông, bề ngoài giá lạnh, bên trong ôn ấm. Gặp được Thủy mạnh, Thổ sẽ càng tốt. Nếu Kim nhiều quá, Thổ sẽ trở thành phú quý. Nếu Hỏa thịnh quá sẽ làm cho Thổ thêm phồn vinh; Mộc nhiều cũng không có gì trở ngại. Lúc này nếu Thổ gặp Thổ thì càng thêm tốt tức là thân thể đã cường tráng lại càng thêm thọ.

Thân Vượng Ngũ hành Thổ
Mệnh cục Tỷ Kiếp nhiều Ngũ hành Thổ
Dụng thần Quan Sát Ngũ hành Mộc
Hỷ thần Thực Thương Ngũ hành Kim

Dựa vào các phân tích ở trên chúng tôi đã đưa ra các gợi ý về dụng thần và hỷ thần để độc giả tham khảo. Tuy nhiên khi chọn dụng thần thì luôn có tình trạng bệnh nặng mà thuốc thì nhẹ hoặc bệnh nhẹ mà thuốc thì nặng. Nó đòi hỏi nhà tứ trụ học phải am hiểu sâu sắc để có thể dựa vào lưu niên, đại vận, tiểu vận, dụng thần của mệnh cung để có thể cân bằng lại ngũ hành. Lại có hiện tượng can chi ngũ hành không đầy đủ, nhưng dụng thần lại đúng ở một hành bị khuyết đó, mà vẫn phải dùng dụng thần ở hành bị khuyết đó, ví dụ như tứ trụ thiên can đều có nhất khí là Mộc, địa chi có Thủy, Thổ, Hỏa, khuyết Kim, nếu muốn lấy Kim làm dụng thần, vẫn phải dùng Kim để Kim chế Mộc. Nhưng khuyết Kim sẽ tạo ra thế nào đây? Thế thì người đó cần phải có sự thay đổi về nơi công tác, như là đi về hướng Tây so với nơi mình sinh ra hoặc là trong tên phải thêm vào chữ Kim. Đương nhiên có thể lấy Hỏa làm dụng thần, vì Hỏa có thể tiết mãnh khí của Mộc.
Nếu bạn thấy ứng dụng này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để phần mềm, ứng dụng này… hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về địa chỉ xemvmu@gmail.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Tran Hai Yan

    Bé nhà con sinh 1/5/2024 dl 00h10 thì nên dùng dụng thần nào ạ. Cảm ơn thầy ạ

      Tran Hai Yan   18/05/2024 00:39
  • vân anh

    em chào thầy, nhờ thầy xem giúp em. Hoàng Vân Anh. 0h20 ngày 12/11/1994. dụng thần là gì ạ. em cám ơn

      vân anh   29/03/2024 20:39
  • huỳnh vĩnh chi

    Nhờ thầy xem giúp tôi sinh 14h00 ngày 01/10/1983 dương lịch nên dùng dụng thần có ngũ hành gì để bổ cứu cân bằng ngũ hành. Trân trọng cảm ơn!

      huỳnh vĩnh chi   25/03/2024 12:31
  • Lê  Kim Tuyến

    Nhờ thầy Uri xem giúp tôi sinh 10h00 ngày 10/4/1986 Dương Lịch nên dùng dụng thần có ngũ hành gì để bổ cứu cân bằng ngũ hành. Trân trọng cám ơn!

      Lê Kim Tuyến   05/02/2023 18:19
    • @Lê Kim Tuyến Bạn sinh 10h00 ngày 10/4/1986 Dương Lịch có lá số tứ trụ là Kỷ Tỵ - Giáp Thân - Nhâm Thìn - Bính Dần. Nhật chủ (Thân) thân rất vượng có ngũ hành Mộc, mệnh cục Tài Thiên nhiều (Ngũ hành Thổ), dụng thần nên chọn Tỷ Kiếp (Ngũ hành Mộc), hỷ thần nên chọn Ấn Kiêu (Ngũ hành Thủy)

        Thầy Uri   05/02/2023 18:28
Mã bảo mật   
Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm513
  • Hôm nay92,698
  • Tháng hiện tại5,261,879
  • Tổng lượt truy cập99,395,105
Ảnh DMCA

xemVM Copyright © 2019-2023
Nguyện làm người dẫn đường mang tri thức, tinh hoa văn hóa đến cho mọi người
Ghi rõ nguồn xemvm.com và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Powered by NukeViet , support by VINADES.,JSC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây